Đề bài : Tìm 5 thành ngữ có sử dụng từ đồng nghĩa
Lời giải:
Gần mực thì đen , gần đèn thì rạng
Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ
Ở bầu tròn, ở ống thì dài
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Đói cho sạch , rách cho thơm
Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về từ đồng nghĩa nhé!
Từ đồng nghĩa trong tiếng Việt là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, trong một số trường hợp từ đồng nghĩa có thể thay thế hoàn toàn cho nhau, một số khác cần cân nhắc về sắc thái biểu cảm trong trường hợp cụ thể.
Ví dụ về từ đồng nghĩa:
bố-ba: đều chỉ người sinh thành ra mình
mẹ-má-mế: chỉ người mẹ, người sinh ra mình
chết-hy sinh: mất khả năng sống, không còn biểu hiện của sự sống
siêng năng-chăm chỉ-cần cù
lười biếng-lười nhác-biếng nhác
Từ đồng nghĩa được chia thành hai loại chính là:
Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối): là những từ có nghĩa giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm hoặc cách thức hành động nên cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn thay thế cho nhau.
Ví dụ:
Từ đồng nghĩa hoàn toàn: đất nước-non sông-non nước-tổ quốc, bố-ba, mẹ-má, xe lửa-tàu hỏa, con lợn-con heo
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: chết-hy sinh-quyên sinh, cuồn cuộn-lăn tăn-nhấp nhô
Phân tích sắc thái biểu cảm của những từ đồng nghĩa không hoàn toàn:
Chết-mất-hy sinh-quyên sinh: “Chết” là cách nói bình thường, “mất” là cách nói giảm nói tránh nỗi đau, “hy sinh” cách nói thiêng liêng, trang trọng hơn, “quyên sinh” là cái chết chủ động, có mục đích, tự tìm đến cái chết.
Cuồn cuộn-lăn tăn-nhấp nhô: đều chỉ trạng thái của sóng biển, nhưng “cuồn cuộn” thể hiện sự dồn dập, mạnh mẽ, hết lớp này đến lớp khác, “lăn tăn” là những gợn sóng nhỏ, trong khi “nhấp nhô” là những đợt sóng nhô lên cao hơn những đợt sóng xung quanh, hết lớp này đến lớp khác.
Hiền hòa-hiền lành-hiền từ-hiền hậu: “hiền hòa” thường dùng để chỉ tính chất của sự vật (ví dụ dòng sông hiền hòa), “hiền lành” chỉ tính cách của con người, hiền và tốt bụng, không có ý gây hại cho bất kì ai, “hiền từ” thể hiện lòng tốt và tính thương người, “hiền hậu” là hiền lành và nhân hậu.
Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn.
Ví dụ:
Cao-thấp
Béo-gầy
Giàu-nghèo
Chăm chỉ-lười biếng
Mặn-nhạt
giỏi giang-kém cỏi
thuận lợi-Khó khăn
đoàn kết-chia rẽ
nhanh nhẹn-chậm chạp
sáng sủa-tối tăm
hiền lành-dữ tợn
nhỏ bé-to lớn
thật thà-dối trá
nông cạn-thâm sâu
cao thượng-hèn kém
vui vẻ-buồn bã
Từ trái nghĩa cũng được phân loại thành từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn.
Từ trái nghĩa hoàn toàn là những từ luôn trái ngược với nhau trong mọi hoàn cảnh. Ví dụ: sống-chết, cao-thấp,..
Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ sẽ trái với nhau trong những trường hợp nhất định chứ không phải lúc nào cũng có nghĩa trái ngược nhau. Ví dụ: cao chót vót-sâu thăm thẳm (“cao” không hẳn trái nghĩa với “sâu” nhưng trong trường hợp này “cao chót vót” được coi là trái nghĩa với “sâu thăm thẳm” )
Từ đồng âm là những từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng lại có nét nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong khi từ đồng nghĩa là những từ khác nhau về mặt âm thanh nhưng lại có nét nghĩa giống nhau hoặc tương đương nhau.
Ví dụ về từ đồng âm:
Ví dụ 1:
Mua miếng đất này sẽ mang lại nhiều lợi ích đấy => Lợi trong “lợi ích” là những điều có ích, có lợi cho một đối tượng nào đó
Bạn tôi bị viêm lợi nên phải đi khám bác sĩ. => Lợi trong “răng lợi” là phần thịt bao quanh chân răng.
Từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt là từ có một nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển, có mối liên hệ với nghĩa gốc.
Ví dụ: Từ ăn
Ăn cơm: nghĩa gốc, hành động đưa thức ăn vào cơ thể để duy trì sự sống
Ăn cưới: đi tham dự lễ cưới và ăn uống nhân dịp lễ cưới
Ăn ảnh: vẻ đẹp được tôn lên đẹp hơn trong tấm ảnh
Ăn khách: “bộ phim ăn khách”, thể hiện sự thu hút, hấp dẫn của một tác phẩm nào đó.