logo

Tiểu luận là gì?

icon_facebook

Câu hỏi: Tiểu luận là gì?

Trả lời:

Tiểu luận là một bài viết dưới dạng văn bản để nêu lên về một nghiên cứu, một quan điểm hoặc một phát hiện nào đó về một chủ đề mà tác giả đang muốn trình bày. Tiểu luận môn học thường có độ dài khoảng 5-25 trang, tùy vào quy định của trường hoặc của giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học của bạn. Tiểu luận tốt nghiệp thì thường sẽ dài hơn, khoảng 30 - 50 trang tùy theo yêu cầu, đây là một dạng của luận văn tốt nghiệp nhưng yêu cầu đơn giản hơn nên gọi là tiểu luận.

Nhiệm vụ của một bài tiểu luận là phải nêu lên được vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả mới mà người viết phát hiện được, hay ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết. Nó cũng tương tự nhưng một bài làm văn thời phổ thông của bạn vậy, bạn phải nêu ra được vấn đề và quan điểm của bạn, hướng giải quyết vấn đề đó. Nó khác hơn so với bài làm văn ở chỗ là đề tài tự bạn đưa ra, có thể dễ hơn hoặc khó hơn đó là tùy theo cách chọn tên đề tài của bạn. Chính vì vậy ở phần tiếp theo, chúng tôi có chia sẻ bí quyết chọn tên đề tài tiểu luận để dễ dàng hơn trong việc thực hiện và đạt điểm cao.

Quy định chung về trình bày tiểu luận, một tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của tác giả mà phải theo những quy chuẩn chung về kích cỡ chữ, tiêu đề, khoảng cách giữa các dòng, kiểu chữ, canh lề, trình bày lời cảm ơn, trích dẫn, ghi chú, tài liệu tham khảo...

Tiểu luận chính là cơ hội để bạn chứng tỏ mình có thể làm được những gì; rằng bạn hiểu được câu hỏi đặt ra; hiểu được các vấn đề liên quan; và rằng bạn đã đọc khá đầy đủ về các vấn đề đó. Tiểu luận cũng cho phép bạn thể hiện khả năng suy nghĩ phân tích, và buộc bạn phải tuân theo một phương thức học tập sâu sắc và hiệu quả. Chính vì những lý do đó mà các bài tiểu luận thường được chọn như một hình thức để đánh giá ở các trường Đại học (kể cả trong nước và nước ngoài).

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tiểu luận nhé:


1. Cách chọn đề tài tiểu luận

Viết bài tiểu luận là một quá trình để chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin tài liệu liên quan đến vấn đề đó, chúng ta phải đầu tư công sức và tri thức của mình, do đó, để có thể hứng thú say mê cũng như mang lại một bài tiểu luận có giá trị thì chúng ta cần phải cố cố gắng tìm một chủ đề trong lĩnh vực mà chúng ta cảm thấy hứng thú và muốn tìm hiểu, bên cạnh đó đề tài trước giờ chưa được nghiên cứu kỹ càng. Việc tìm những đề tài mới và hay giúp bạn khám phá những kiến thức mới và có thể mang đến có người chấm sự hứng thú và có thể họ sẽ đánh giá cao sự mới mẻ của đề tài.

Khi mà bạn phải cố gắng tìm một chủ đề trong lĩnh vực mà trước giờ chưa được nghiên cứu kỹ càng. Và bạn biết người chấm điểm không hề hứng thú với việc đọc một đề tài chỉ đơn giản là nhắc lại những thông tin có sẵn. Họ muốn sinh viên của mình mang đến những bước tiến mới và đưa ra những lập luận của mình về chủ đề đó.  Bạn sẽ dễ bị mất phương hướng trong quá trình nghiên cứu nếu không có kế hoạch và phương pháp lập luận rõ ràng trước. Bài viết này sẽ giúp bạn phần nào vấn đề chọn tên đề tài tiểu luận phù hợp và dễ đạt điểm cao.

[CHUẨN NHẤT] Tiểu luận là gì?

2. Cách trình bày tiểu luận

Với nhiều bạn sinh viên, làm tiểu luận được ví như những “gánh nặng, cực hình” và các bạn rất ngại viết. Do đó nắm được cách trình bày tiểu luận chuẩn sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.


3. Cách trình bày tiểu luận trong word

Một vài lưu ý các bạn nên nhớ khi trình bày tiểu luận là:

- Font chữ Times New Roman

- Cỡ chữ 13-14 là hợp lý nhất

- Cách dòng 1.5, căn lề 2 bên, khổ giấy A4. Lưu ý, không nên để kiểu chữ rườm rà, cầu kỳ, màu mè vì tiểu luận là một dạng luận văn khoa học nên tính khoa học và chân phương là yêu cầu.

- Header and footer: Phần header nên đề tên đề tài, footer nên đánh số trang. Với tiểu luận trình bày ở lớp, không nên để tên, nhóm viết ở phần header and footer để tránh rườm rà vì nó đã được thể hiện ở bìa tiểu luận rồi.

- Các đề mục lớn nên để font chữ to hơn và thống nhất để dễ nhìn.


4. Bố cục một bài tiểu luận

Bố cục hay cấu trúc một bài tiểu luận gồm những nội dung sau

Chương 1: Lời mở đầu: có nhiều bạn quan niệm lời mở đầu trong bài tiểu luận giống như mở bài trong bài văn cấp III, thực tế không phải là như vậy. Lời mở đầu trong bài tiểu luận không nên quá ngắn và chỉ bao gồm thông tin có tính chất gợi mở hoặc câu văn bóng bẩy. Trên thực tế, lời mở đầu của bài tiểu luận thường phải có các nội dung sau: lý do chọn đề tài hay tính cấp thiết của đề tài; tên đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của bài viết.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết (nêu lên được lý thuyết chính liên quan đến đề tài. Phần này là chúng ta sử dụng lý thuyết của các nghiên cứu trước đây nên bạn có thể thoải mái copy ở các đề tài khác. Nếu nội dung quá dài có thể đưa vào phần Phụ lục). Nghiên cứu là công việc tiên quyết khi chúng ta làm tiểu luận. Sau khi định hình xong hướng đi cho chủ đề nghiên cứu của mình lập luận, ý tưởng trong luận văn của mình, bạn nên dành thời gian để tìm kiếm sách, bài báo và các tài liệu khác liên quan đến chủ đề của mình. Các tài liệu có thể được tìm hiểu qua các internet hoặc sách, báo…

Chương 3: Thực trạng và đánh giá: trình bày thực trạng của vấn đề nêu lên trong đề tài cùng những đánh giá về vấn đề đó.

Chương 4: Thường viết về các giải pháp, kiến nghị, bài học kinh nghiệm rút ra hay phương hướng cho thời gian tới. Phần này đưa ra trên cơ sở căn cứ vào thực trạng, những khó khăn, vướng mắc còn gặp phải của vấn đề đã nêu trong chương 2. Trong phần này, các bạn có thể đề xuất theo quan điểm cá nhân để hoàn thiện về mặt lý luận liên quan đến đề tài.

Bài tiểu luận là sự trình bày những quan điểm của người viết đối với chủ đề lựa chọn. Vì vậy để có tính thuyết phục và lôi cuốn thì lập luận chính là rất quan trọng. Việc sắp xếp các ý tưởng và lập luận trong bài là điều quan trọng. Những lập luận của bạn cần được sắp xếp để tạo nên sự logic cho người đọc. Các nguồn thông tin cần được sử dụng hợp lý. Một điều cần nên lưu ý đối với việc lập luận trong bài tiểu luận là không nên lan man vào nhiều vấn đề hoặc quá tập trung vào một chủ điểm mà không đưa ra cái nhìn tổng quát cho cả chủ đề.


5. Tài liệu tham khảo

Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, nếu bạn sử dụng bất kỳ tài liệu nào trong luận văn của mình, chúng ta sẽ cần ghi lại nguồn tài liệu đó ở phần cuối bài. Và để tránh sự nhầm lẫn và thiếu sót trong việc ghi nguồn tài liệu, bạn nên ghi lại tại thời điểm đó luôn nếu bạn sử dụng chúng trong bài.  Ghi chú là tất cả những thông tin cần thiết về sách, bài báo và các tài liệu khác bạn sử dụng để viết, và phải ghi đầy đủ những thông tin liên quan đến nguồn đó như: tên tác giả, tên bài viết, nhà xuất bản, ngày xuất bản, trang tham khảo. Việc ghi chú này sẽ giúp bạn rất nhiều nếu lần sau bạn muốn tìm lại những thông tin này và cũng để thể hiện việc tôn trọng bản quyền của những nguồn thông tin đó.

Tùy theo đề tài mà bạn thực hiện, danh sách nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu sẽ là

- Các bài nghiên cứu, bình luận trên báo, tạp chí, … có liên quan đến đề tài

- Giáo trình môn học và các môn khác có liên quan

- Sách tham khảo có nội dung liên quan đến đề tài viết.

- Website: đây là nguồn rất phong phú và đôi khi là nguồn tài liệu chính để hỗ trợ cho các bạn trong quá trình viết bài. Tuy nhiên, nguồn của các website khá phức tạp và độ chính xác không cao. Do đó để tìm được nguồn tin cậy bạn cần tìm hiểu thật kỹ, kỹ năng nghiên cứu là điều vô cùng quan trọng trong việc tìm được tài liệu tham khảo chất lượng.

icon-date
Xuất bản : 26/02/2022 - Cập nhật : 28/02/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads