Đề bài: Phân tích văn bản Khan hiếm nước ngọt
Trả lời:
a. Chủ đề của nước ngọt: sự khan hiếm của nước ngọt
b.
- Đoạn 1: Dẫn dắt về vấn đề sự khan hiếm của nước ngọt
- Đoạn 2: Số nước ngọt không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra
- Đoạn 3: Đủ thứ rác thải, có những rác thải tiêu hủy được nhưng có những thứ hàng chục năm sau chưa chắc đã phân hủy, cẩ những chất độc hại cứ ngấm vô đất, thải ra sông suối
- Đoạn 4: Cuộc sống ngày càng văn minh, tiến bộ, con người ngày càng sử dụng nhiều nước hơn cho mọi nhu cầu của mình.
- Đoạn 5: Nước ngọt phân bố không nhiều có nơi lúc nào cũng ngập nước, nơi lại khan hiếm
- Đoạn 6: Khẳng định, kết luận của văn bản, lời kêu gọi mọi người cùng chung tay khai thác và bảo vệ hợp lí
c. Nội dung các đoạn văn là các luận điểm phục vụ cho chủ đề của văn bản
d. Ví dụ:
- Nước ngọt đang ngày càng khan hiểm và muốn có nước sạch, hợp vệ sinh để dùng rất tốn kém. Vì vậy, cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người ngày càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước
- Sử dụng phép nối là quan hệ từ: "Vì vậy" tạo liên kết giữa các câu trong đoạn văn
Bên cạnh đó, các em cùng Top lời giải tham khảo thêm một số bài tập hay về văn bản Khan hiếm nước ngọt dưới đây nhé!
Bài tập 1: Đọc các câu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Đại dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Lại có những hồ nằm sâu trong đất liền lớn chẳng kém gì biển cả.” (Khan hiếm nước ngọt).
a) Xếp các từ in nghiêng vào hai nhóm: từ thuần Việt, từ Hán Việt.
b) Xếp các từ thuần Việt, Hán Việt thành các cặp đồng nghĩa.
c) Tìm thêm hoặc đặt câu có sử dụng một trong các từ đại dương, lục địa.
Trả lời:
a) Tthuần Việt: đất liền, biển cả; Hán Việt: đại dương, lục địa
b) Đồng nghĩa: đại dương và biển cả; lục địa và đất liền
c) Nơi đại dương xa xôi mênh mông và thăm thẳm kia có biết bao điều mới lạ mà chúng ta chưa thể khám phá hết.
Bài tập 2: Đọc đoạn văn thứ nhất trong văn bản Khan hiếm nước ngọt và cho biết:
Trong câu thứ hai, thứ ba, thứ tư, những từ nào tuy không trực tiếp chỉ nước nhưng liên tưởng đến nước? Các từ đó có tác dụng như thế nào đối với việc liên kết câu chứa chúng với câu đứng trước?
Trả lời:
- Trong những câu thứ hai, thứ ba và thứ tư (ở đoạn văn thứ nhất trong văn hiện Khan hiếm nước ngọt), các từ không trực tiếp chỉ nước nhưng gợi sự liên tưởng đến nước là đại dương, sông ngòi, hồ.
- Vì các từ đại dương, sông ngòi, hồ gợi sự liên tưởng đến nước nên trên thực tế, những câu chứa chúng cũng gián tiếp nói về nước. Nhờ điều đó, các từ trên đây có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu thứ nhất trong đoạn (câu này nói về nước).
Bài tập 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản Khan hiếm nước ngọt
Nước sạch không thể thiếu trong đời sống của con người, hàng ngày chúng ta sinh hoạt đều phải sử dụng nguồn nước sạch từ ăn uống, tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh,… Nước sạch là tài nguyên quý giá, nhưng không phải là vô tận. Văn bản Khan hiếm nước ngọt đã cho người đọc thấy rõ thực chất nguồn nước trên thế giới và hiện trạng của nó ngày nay. Chúng ta thường sai lầm nghĩ rằng nước là vô tận nhưng trên địa cầu có 98% là nước mặn và nguồn nước ngọt mà chúng ta cần để sử dụng chỉ chiếm 2% mà thôi. Từ lầm tưởng của con người, tác giả đã đưa ra lời khẳng định rằng nước không hề vô tận. Để từ đó kêu gọi mọi ngày hãy sử dụng nguồn nước hợp lí để bảo vệ chính cuộc sống của mình. Văn bản đã khiến người đọc phải thức tỉnh vì những hành động vô ý hoặc cố ý đối với nguồn tài nguyên quý giá qua đó nhắc nhở chúng ta ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước cũng như bảo vệ môi trường sống của chính mình. Có thể nói, với cách viết ngắn gọn nhưng lí lẽ, dẫn chứng rõ ràng, cụ thể, thuyết phục, văn bản đã tác động đến con người, để mỗi người nhìn lại chính mình và đối đãi tốt hơn với môi trường và sử dụng hợp lí những nguồn tài nguyên trong cuộc sống của chúng ta.
Bài tập 4: Từ văn bản Khan hiếm nước ngọt, anh / chị hãy viết đoạn văn nêu ý kiến của mình về tình trạng khan hiếm nước sạch hiện nay.
Trả lời:
Trái đất của chúng ta có 4 đại dương lớn nhưng có một sự thật là nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm. Cứ 10 người trên thế giới thì có 4 người không có đủ nước sạch để uống. 1/5 trẻ em trên thế giới không có đủ nước cho nhu cầu hàng ngày và trẻ em ở hơn 80 quốc gia sống ở những khu vực dễ bị tổn thương về nước. Nhu cầu về nước sạch trên toàn cầu đã tăng gấp 6 lần trong 100 năm qua và tiếp tục tăng. Đến năm 2050, hơn một nửa dân số thế giới dự kiến sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước, phát sinh khi nhu cầu vượt quá các nguồn nước sẵn có. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nước sạch, do biến đổi khí hậu, thiên tai, bùng nổ dân số và trái đất nóng lên. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng không kém dẫn đến tình trạng này là do con người lãng phí và khai thác tài nguyên nước quá mức. Các công trình xây dựng, khai thác tập trung quá nhiều vào nguồn nước của chúng ta đã gián tiếp làm xói mòn và cạn kiệt nguồn nước sạch. Những nguyên nhân này có tác động khủng khiếp đến con người và hệ sinh thái. Vậy làm thế nào để bảo vệ và giữ gìn nguồn nước sạch trên Trái đất? Một loạt các hành động được đề xuất có thể giúp các nhà quản lý nước và các nhà hoạch định chính sách khác. Phục hồi rừng ngập mặn giúp bảo vệ các đường bờ biển khỏi xói mòn và nước biển dâng, cũng như giảm độ mặn của đất, nước mặn và nước ngầm ở thượng nguồn. Xây dựng và thực hiện các chính sách có tính đến việc quản lý vận hành toàn bộ chu trình nước. Tái chế nước và tăng lượng nước ngọt nhân tạo sẽ giúp giảm áp lực lên các nguồn nước ngọt hiện có. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất vẫn là cải thiện và nâng cao ý thức con người. Khi con người ngừng khai thác, sử dụng bừa bãi, chắc chắn sẽ giảm bớt tình trạng khan hiếm nước ngọt. Là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi hiểu và ý thức được trách nhiệm của mình. Hãy chung tay sử dụng một cách tiết kiệm và khoa học nhất có thể để bảo vệ nguồn nước sạch.