logo

Tiên học lễ hậu học văn là gì?

Câu hỏi: Tiên học lễ hậu học văn là gì?

Trả lời:

Câu này có hàm ý: lễ có nghĩa là lễ phép, lễ độ, lễ nghĩa, lễ là nền tảng của sự hiếu thuận, kính trên nhường dưới... Lễ đi đầu trong các mối quan hệ nên được đặt lên hàng đầu trong cách giáo dục con người, trong 4 đức là “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”.

“Tiên học lễ” có nghĩa là khi bắt đầu sự học thì phải học những đức tín tốt đẹp của con người, học để trở thành người tốt, học để phụng sự Tổ Quốc, học để trở thành một người có tấm lòng nhân ái, vị tha, biết kính trên nhường dưới, yêu thương mọi người… hay nói rộng ra “Tiên học lễ” là học về đạo đức trước khi học về văn hóa.

"Hậu học văn": có nghĩa là sau khi giáo dục về đạo đức mới được học về văn hóa, học về tri thức, chiếm lĩnh tri thức, làm chủ tri thức nhân loại, biến thành người giỏi, tiến bộ phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ở rất gần.

[LỜI GIẢI CHUẨN] Tiên học lễ hậu học văn là gì?

Cùng Top lời giải tìm hiểu về nguồn gốc của khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” cũng như vai trò của giáo viên trong giáo dục nhé !


Nguồn gốc của khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”

Theo tìm hiểu của câu nói trên do xuất phát từ quan điểm đào tạo của Nho giáo do Khổng Tử dùng trong việc giáo dục theo tư tưởng nho giáo đến nay.

Theo nho giáo vị trí của người thầy rất quan trọng, vai trò của người thầy chỉ đứng sau vua.

Theo sự phát triển của thời đại, của khoa học công nghệ thì vai trò của thầy cô giáo cũng có lẽ đã không còn được như xưa nhưng vẫn rất quan trọng và chính là nhân tố thành bại của giáo dục.


Bàn luận về khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”

Từ những điều phân tích trên, thì học về đạo đức trước theo quan điểm của khẩu hiệu trên là phù hợp với thời đại. Học theo câu nói trên chính là nền tảng để con người tiến tới sự hoàn thiện bản thân, vươn đến sự thành công trong học tập và cuộc sống. Chúng ta nên nắm vững ý nghĩa, tuyên truyền một cách quyết liệt hơn để hướng đến có một nền giáo dục văn minh hơn, hoàn thiện hơn về cả đạo đức lẫn tri thức.

Khẩu hiệu trên cũng gắn liền mật thiết với việc giáo dục đạo đức, văn hóa. Nó gần với lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Hay như Bác Hồ kính yêu cũng từng dạy câu “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/ Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Giáo dục cần có sự kết hợp từ nhà trường, gia đình và cả xã hội. Chú ý là học về đạo đức trước thì mới đạt được sự thành công theo như khẩu hiệu trên. Học theo câu “Tiên học lễ, hậu học văn” sẽ trở thành một người thấu đáo lễ nghĩa, lễ phép, lễ độ.


Vai trò của giáo viên trong giáo dục

Giáo viên đứng lớp chính là những người đóng vai trò quan trọng, có thể quyết định đến sự thành bại của giáo dục. Nếu việc giáo dục đúng đắn sẽ tạo nên một thế hệ học trò ngoan hiền, giỏi giang, có đạo đức, có tri thức làm cho xã hội ngày càng phát triển. Từ đó, đáp ứng được sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

Nếu giáo dục không đúng hướng sẽ tạo nên những con người dối trá, tham lam, ích kỷ,… Do đó, cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền. Chúng ta không chỉ giáo dục học sinh và mọi người luôn luôn cố gắng học tập không ngừng nghỉ , luôn luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức bằng khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn”.

Thành tựu của nền giáo dục được quyết định bởi hai thành tố chính là dạy và học. Vận hành những thành tố ấy dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đòi hỏi phải có sự kết hợp thống nhất, chặt chẽ, bền vững từ gia đình, nhà trường và xã hội. Để việc dạy chữ, dạy kiến thức đi đôi với đề cao dạy đạo làm người có hiệu quả thì thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ, người lớn phải là tấm gương cho học sinh, con cháu và trẻ nhỏ noi theo. Học sinh được học từ thầy cô giáo trong nhà trường, từ ông bà, cha mẹ, người thân trong gia đình và môi trường giáo dục từ cộng đồng, xã hội. Người dạy không chỉ dạy cái mình có mà còn phải trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống, học tập nâng cao trình độ, kiến thức từ chính cuộc sống và học ở nhân dân để dạy cái học sinh cần, xã hội cần.

Đặt vấn đề chú trọng dạy đạo làm người, chấn hưng đạo đức trong môi trường giáo dục hiện nay không phải là một phạm trù mới mẻ, càng không phải là sự đột phá do từ trước đến nay chúng ta không hoặc chưa chú trọng, mà đây là sự nhắc nhớ, nhấn mạnh yêu cầu về chất lượng, hiệu quả do chính thực tiễn đặt ra. Vì vậy, mỗi nhân tố trong môi trường giáo dục vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình dạy và học. Người dạy lấy đạo làm người làm đầu thì người học phải lấy “Tiên học lễ, hậu học văn” làm trọng. “Lễ” trong môi trường giáo dục hiện nay chính là sự thể hiện sinh động tinh thần yêu nước, lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân, tình yêu thương con người, đức nhân ái, vị tha, bao dung cùng những hành vi ứng xử văn hóa, văn minh trong cuộc sống hằng ngày.

Dạy-học là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Dạy cũng là một cách để tự học. Học cũng là cách tự răn dạy bản thân. Học sinh được học đã đành, mà người dạy cũng phải luôn luôn có ý thức tự học và chịu học.

icon-date
Xuất bản : 16/11/2021 - Cập nhật : 16/11/2021