logo

Thuyết minh về hiện tượng Tiếc thương sinh thái

Hệ sinh thái là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. Nơi cung cấp nguồn thức ăn, nước uống và các điều kiện sống, không gian phát triển đặc trưng của mỗi loài. Việc bảo vệ và duy trì hệ sinh thái là vai trò quan trọng để bảo vệ sự sống của các loài vật trên thế giới. Thế nhưng một thực trạng buồn, đáng báo động ngày nay là tình trạng biến đổi khí hậu và những tác động xấu làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường sống trên thế giới. Dưới đây là bài thuyết minh của Toploigiai về hiện tượng “tiếc thương sinh thái”


Dàn ý Thuyết minh về hiện tượng Tiếc thương sinh thái

1. Mở bài

- Dẫn dắt vào vấn đề cần thuyết minh: thuyết minh về hiện tượng “tiếc thương sinh thái”

2. Thân bài

- Thông tin cơ bản về hiện tượng: Cụm từ “tiếc thương sinh thái” xuất hiện lần đầu trong một bài viết vào năm 2018 của hai nhà khoa học xã hội Ashlee Cunsolo và Neville.

- Định nghĩa tiếc thương sinh thái: là nỗi đau khổ trước những mất mát về sinh thái mà con người hoặc là đã trải qua, hoặc là tin rằng đang ở phía trước.

- Biến đổi khí hậu: là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người gây ra làm thay đổi thành phần của khí quyển trái đất.

- Ảnh hưởng của hiện tượng “tiếc thương sinh thái”:

+ Những mất mát có thể ở nhiều dạng: nó có thể làm biến mất các loài sinh vật trên trái đất, làm thay đổi cảnh quan quan trọng đối với đời sống tinh thần con người.

+ Ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây ra những mất mát ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống.

+ Hệ sinh thái ngày càng bị hủy hoại là mối lo hại hại lớn và bắt đầu ảnh hưởng tới cả những người “hậu phương”

+ Những người “tiền tuyến” là những người cảm nhận trực tiếp hậu quả của biến đổi khí hậu, đã để lại tác động tâm lý nghiêm trọng.

- Nguyên nhân:

+ Do tác động của con người dẫn tới những biến đổi tiêu cực của môi trường.

+ Sự thiếu nhận thức của con người với thiên nhiên, xả các khí thải ra môi trường.

+ Sự phát triển của các nhà máy, công nghệ khiến cho khí thải từ các chất độc, gây ra ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước,…

Thuyết minh về hiện tượng Tiếc thương sinh thái (ảnh 1)

- Dẫn chứng: 

+ Nhà nghiên cứu về vấn đề sinh học biển rạn san hô Great Barrier ở Australia cũng đã ghi nhận mức độ đáng buồn, nghiêm trọng trước cảnh tượng san hồ đang dần dần biến mất do biến đổi khí hậu.

+ Giới trẻ cũng bị ảnh hưởng ở các nước ít hoặc chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu như Pháp (58 % rất hoặc cực kỳ lo, 35 % bị ảnh hưởng trong cuộc sống thường ngày), Anh (49 % rất hoặc cực lo kỳ lo, 28 % bị ảnh hưởng trong cuộc sống thường ngày),...

3. Kết bài

- Nêu giải pháp: 

+ Tìm cách đối phó với hiện tượng tiếc thương sinh thái và những hậu quả về khí hậu.

+ Bắt tay vào cải thiện và chăm sóc sức khỏe tinh thần để thích nghi phù hợp với những thay đổi của thế giới.


Thuyết minh về hiện tượng Tiếc thương sinh thái

      Bước sang năm 2022, vấn đề biến đổi khí hậu và môi trường xảy ra ở khắp mọi nơi, xuất hiện ở cả ngoài đời thực lẫn trong ngôn ngữ và nghệ thuật. Cụm từ “tiếc thương sinh thái” xuất hiện lần đầu trong một bài viết vào năm 2018 của hai nhà khoa học xã hội Ashlee Cunsolo và Neville. Họ định nghĩa “tiếc thương sinh thái” là nỗi đau khổ trước những mất mát về sinh thái mà con người hoặc là đã trải qua, hoặc là tin rằng đang ở phía trước. Biến đổi khí hậu là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người gây ra làm thay đổi thành phần của khí quyển trái đất. Những mất mát mà “tiếc thương sinh thái” gây ra có thể ở nhiều dạng. Nó có thể làm biến mất các loài sinh vật trên trái đất, làm thay đổi cảnh quan quan trọng đối với đời sống tinh thần con người. 

      “Tiếc thương sinh thái” là một hiện tượng có thể đoán trước được bởi con người và cộng đồng sinh vật luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với môi trường thiên nhiên. Chính những tác động tiêu cực của ta đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây ra những mất mát ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống. Có thể thấy đối với người ở nơi “tiền tuyến” của biến đổi khí hậu việc chứng kiến và cảm nhận trực tiếp hậu quả cũng như những tác hại mà biến đổi khí hậu gây ra. Họ cảm nhận trực tiếp những hậu quả nghiêm trọng mà môi trường đang bị hủy hoại bởi những tác nhân xấu. Tình trạng biến đổi khí hậu do con người gây ra những hậu quả trên phương diện cả vật chất lẫn tinh thần. Hơn thế nữa hệ sinh thái ngày càng bị hủy hoại là mối lo hại hại lớn và bắt đầu ảnh hưởng tới cả những người “hậu phương”. 

Thuyết minh về hiện tượng Tiếc thương sinh thái (ảnh 2)

      Một ví dụ cho thấy rằng các nhà nghiên cứu về vấn đề sinh học biển rạn san hô Great Barrier ở Australia cũng đã ghi nhận mức độ đáng buồn, nghiêm trọng trước cảnh tượng san hồ đang dần dần biến mất do biến đổi khí hậu. Là những người trực tiếp nghiên cứu họ cảm nhận rõ thế giới đang bị đe dọa, trải qua một cuộc khủng hoảng về sự sống còn của các loài sinh vật mà họ nghiên cứu và của thế hệ con cháu mình. Đối với những người “tiền tuyến” là những người cảm nhận trực tiếp hậu quả của biến đổi khí hậu, đã để lại tác động tâm lý nghiêm trọng. Những người này lâu ngày gần gũi gắn bó với môi trường đang bị hủy hoại, nỗi tiếc thương sinh thái dường như luôn xung quanh họ.

      Hiện tượng “tiếc thương sinh thái” phần lớn do tác động của con người dẫn tới những biến đổi tiêu cực của môi trường. Đó là sự thiếu nhận thức của con người với thiên nhiên, xả các khí thải ra môi trường. Cùng với đó là sự phát triển của các nhà máy, công nghệ khiến cho khí thải từ các chất độc, gây ra ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước,…

      Giới trẻ cũng bị ảnh hưởng ở các nước ít hoặc chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu như Pháp (58 % rất hoặc cực kỳ lo, 35 % bị ảnh hưởng trong cuộc sống thường ngày), Anh (49 % rất hoặc cực lo kỳ lo, 28 % bị ảnh hưởng trong cuộc sống thường ngày),...Biến đổi khí hậu gây gây ra những hậu quả khôn lường cho con người và thế giới sinh vật. Chúng ta không thể lường trước được những hậu quả mà nó gây ra cũng như những tổn thương về cả vật chất lẫn tinh thần. 

      Điều chúng ta cần làm ngay bây giờ là phải tìm cách đối phó với hiện tượng tiếc thương sinh thái và những hậu quả về khí hậu. Bắt tay vào cải thiện và chăm sóc sức khỏe tinh thần để thích nghi phù hợp với những thay đổi của thế giới.

icon-date
Xuất bản : 23/01/2024 - Cập nhật : 23/01/2024