logo

Thủy tinh nhiễm điện gì?

Câu hỏi: Thủy tinh nhiễm điện gì?

Trả lời:

  Lấy thanh thủy tinh cọ xát với miếng lụa. Miếng lụa tích điện âm, điện tích của thanh thủy tinh khi bị cọ x át vào lụa là điện tích dương (+).

Giải thích:

   Do 2 vật cọ xát với nhau nên các electron dịch chuyển từ vật này sang vật kia, vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.

Vì mảnh vải nhiễm điện dương ⇔⇔ mảnh vải mất bớt electron

⇒⇒ thanh thủy tinh nhận thêm electron ⇒⇒ thanh thủy tinh nhiễm điện âm. Thanh thủy tinh bị nhiễm điện do cọ xát.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về sự nhiễm điện do cọ xát nhé!


1. Thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát  

a. Tiến hành thí nghiệm

   Đây là thí nghiệm sử dụng cho các em học sinh hiểu hơn về .sự nhiễm điện do cọ xát. Đài tiên, các em đưa đầu thước nhựa lên trên các vụn giấy viết. Ngoài ra các em có thể chọn thử nghiệm với những món đồ khác. Ví dụ như vụn nilon hoặc là quả cầu nhựa xốp đều được. Các em sẽ thấy rằng những món đồ đấy sẽ không di chuyển gì nhiều.

   Chuyển sang bước 2. Các em học sinh dùng một miếng vải khô để cọ xát vào đầu thước nhựa. Đó có thể là vải lụa, vải len… tùy vào lựa chọn của các em học sinh. Sau khi đã cọ xát được vài lần, các em đưa thước lại gần các vụn giấy vừa rồi. Ghi nhớ là đưa đầu đã cọ xát vào để đảm bảo kết quả đúng nhất nhé.

b. Kết quả của thí nghiệm

   Kết quả của thí nghiệm sự nhiễm điện do cọ xát đã có sự khác biệt so với vừa rồi. Thước nhựa sau khi cọ xát có khả năng hút được hết các vật thử nghiệm. Từ vụn giấy viết, vụn nilon hoặc là quả cầu nhựa xốp… Ngoài ra, sự nhiễm điện của các vật cũng là tương đương. Nếu cho cọ xát thanh thủy tinh, mảnh phim nhựa, mảnh nilon… cũng cho ra kết quả tương tự.

  Bởi thế, có thể dễ dàng đưa ra được nhận xét như sau. Nhiều vật sau khi bị cọ xát sẽ có khả năng đi hút các vật khác.

Thủy tinh nhiễm điện gì?

2. Sự nhiễm điện do cọ xát là gì?

   Sự nhiễm điện do cọ xát là việc các vật bị nhiễm điện khi được cọ xát với nhau. Các vật khi được cọ xát nhiều lần sẽ dẫn tới sự xuất hiện của dòng điện và làm sáng bút thử điện.

   Để giải thích sự nhiễm điện cọ xát, các nhà nghiên cứu cho rằng hiện tượng này xảy ra khi có sự di chuyển electron mang điện. Lúc này, các điểm tiếp xúc giữa các vật được tăng lên, đồng thời gây ra hiện tượng một vật thiếu electron và một vật thừa electron. Từ đó, các e mang điện có thể di chuyển từ vật này sang vật kia gây ra dòng điện.  


3. Sự nhiễm điện khi cọ xát trong cuộc sống

   Sự nhiễm điện của các vật do cọ xát xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Và hiện tượng này đã được ứng dụng nhiều vào trong cuộc sống.

   Chúng ta có thể thấy trên các xe chở xăng hay các chất nổ, người ta phải đeo một chiếc dây xích sắt và cho nó chạm xuống mặt đường. Cách làm này được sử dụng để hạn chế việc tích điện gây nổ xe. Bởi khi di chuyển nhanh, xe bồn có thể cọ xát với không khí và làm thùng xăng tích điện. Xe chạy càng nhanh thì điện tích tích được càng nhiều. Để tránh việc xe bồn bị nổ, người ta sẽ gắn một chiếc dây xích sắt chạm xuống mặt đường để truyền điện tích xuống đất.

   Bên cạnh đó, trong tự nhiên, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. Và đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện của những đám mây dông bị nhiễm điện tạo ra sấm và chớp. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao.

  Khi đó, giữa những đám mây này hoặc giữa chúng với mặt đất xuất hiện tia lửa điện và tạo ra chớp. Đồng thời, do nhiệt độ cao của tia lửa điện, không khí phát ra tiếng nổ và chúng ta thường biết đến với tên gọi là sấm hoặc sét.

icon-date
Xuất bản : 25/02/2022 - Cập nhật : 25/02/2022