logo

Thước trắc vi thị kính là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Thước trắc vi thị kính là thị kính có gắn kèm một miếng thủy tinh tròn, ở chính giữa được khắc một đoạn thước nhỏ 10 mm, chia thành 100 phần bằng nhau và được đánh số từ 0 – 100. Thước trắc vi thị kính dùng để đo được vật có kích thước rất nhỏ khoảng vài micromet thông qua kính hiển vi. Chúng ta cần lắp đặt thước đo và hiệu chuẩn chúng. Mỗi kính hiển vi đều có độ phóng đại với các sai số khác nhau nên việc hiệu chuẩn cho mỗi kính khi đo kích thước của vật là rất cần thiết.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về thước trắc vi thị kính nhé!


1. Thước trắc vi thị kính là gì

Thước trắc vi thị kính là thị kính có gắn kèm một miếng thủy tinh tròn, ở chính giữa được khắc một đoạn thước nhỏ 10 mm, chia thành 100 phần bằng nhau và được đánh số từ 0 – 100.

Thước trắc vi thị kính là gì

Thước trắc vi với chiều dài 10.00mm gồm 100 vạch chia 0.1mm. Khi được sử dụng với 1 vật  kính x10 mỗi vạch chia sẽ tương ứng 10 microns trên mẫu vật. Bằng cách lấy giá trị mỗi vạch chia của thước trắc vi chia cho độ phóng đại của vật kính, kết quả tìm được chính là giá trị mỗi vạch chia hiển thị trên bàn soi.

>>> Xem thêm: Khả năng tán xạ ánh sáng màu của các vật như thế nào?


2. Cách sử dụng thước trắc vi thị kính

Để tiến hành đo vật, chúng ta làm như sau:

– Trong trường hợp muốn hiệu chuẩn thước đo thị kính khi quan sát vật ở vật kính 10X (độ phóng đại 100 lần)

Đặt lam kính có khắc thước lên bàn kính, xoay mâm kính để nhìn vật với vật kính 10X. Tháo thị kính trên kính hiển vi, sau đó lắp đặt trắc vi thị kính 10X vào. Như vậy, chúng ta đang quan sát với độ phóng đại 10*10 = 100 lần. Điều chỉnh lam kính thước sao cho các vạch đầu tiên trùng nhau (lưu ý: các vạch trên trắc vi thị kính thì có số đo còn trên lam kính trắc vi không có). Đếm tổng số vạch của lam kính trắc vi trùng với trắc vi thị kính (trong trường hợp hình dưới là 100 vạch) – gọi số vạch này là A. Đếm tổng số vạch trên trắc vi thị kính trùng với 100 vạch trên lam kính trắc vi (trong trường hợp hình dưới đây là 97 vạch) – gọi số vạch này là B. Một vạch trên trắc vi thị kính lúc này được tính như sau:

(A×10)/B.  Trong trường hợp ở hình 3 là (100×10)/97 = 10,30

Như vậy, khi quan sát vật ở vật kính 10X (phóng đại 100 lần), 1 vạch trên trắc vi thị kính có độ dài 10,30 micron.

Nếu tế bào ta quan sát ở vật kính 10 có độ dài bằng 7 vạch. Tế bào đó sẽ có kích thước 7×10,30 = 72,1 micron.

Tương tự như trên, ta sẽ hiệu chuẩn thước đo khi quan sát vật ở các vật kính khác như: 4X; 20X; 40X; 100X.

Mỗi kính hiển vi sẽ có một sai số khác nhau nên để việc đo đạc chính xác, chúng ta cần hiệu chuẩn cho mỗi kính. Sau khi hiệu chuẩn xong, nên ghi các thông số trên và dán lên thân kính hiển vi, tránh trường hợp sau này quên phải hiệu chuẩn lại.

>>> Xem thêm: Trắc nghiệm Vật lý 11: Bài 33. kính hiển vi


3. Một số ví dụ về bài đo thước trắc vi thị kính

Ví dụ: Ở vật kính xio, ta có N = 0,3mm, n = 40. Đo chiều dài của trứng giun kim.

Đặt tiêu bản lên bàn kính, quan sát trứng với vật kính x10, chiều dài của trứng giun kim tương ứng với 8 khoảng chia của thước trắc vi thị kính.

Ta đã có đơn vị thị kính ở vật kính x10 là 7,5mm, chiều dài của trứng giun kim sẽ là 7,5mm x 8 = 60mm.

Lưu ý:

- Mỗi độ phóng đại của vật kính (x10, x40 và x100) có đơn vị thị kính khác nhau, vì mỗi vạch của thước trắc vi nền sẽ thay đổi kích thước trong khi vạch của thước trắc vi thị kính vẫn duy trì kích thước cũ. Vì vậy, cần phải chuẩn độ cho từng loại vật kính và ghi lại các đơn vị này lên kính hoặc tờ giấy dán gần kính để dễ tra cứu.

- Khi muốn có số đo của KST thì chỉ cần nhân số vạch đo được với đơn vị thị kính để có kích thước thật.

- Sau khi mỗi vật kính đã được chuẩn độ, ta không trao đổi thị kính chứa thước trắc vi và những vật kính của kính hiển vi này với thị kính hoặc vật kính của kính hiển vi khác. Phải sử dụng vật kính và thị kính đã được chuẩn độ.

- Nên chuẩn độ định kỳ để bảo đảm tính chính xác.

------------------------------

Qua bài viết trên đây của Top lời giải đã giải đáp câu Thước trắc vi thị kính là gì. Mong rằng các bạn sẽ có thật nhiều kiến thức bổ ích giúp học tốt hơn. Chúc các bạn đạt kết quả cao! 

icon-date
Xuất bản : 29/06/2022 - Cập nhật : 10/07/2022