logo

Thực hành tiếng Việt bài 1 SGK 7 trang 19, 20 - Văn Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1 SGK 7 trang 19, 20 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 7 chi tiết. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.

Thực hành

Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Tìm phó từ trong những trường hợp sau, cho biết các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ, tính từ nào:

a. Chưa gieo xuống đất

    Hạt nằm lặng thinh

(Trần Hữu Thung, Lời của cây)

b. Mầm đã thì thầm

    Ghé tai nghe rõ

(Trần Hữu Thung, Lời của cây)

c. Vẫn còn bao nhiêu nắng

   Đã vơi dần cơn mưa

   Sấm cũng bớt bất ngờ

   Trên hàng cây đứng tuổi

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

d. Nó vẫn giúp người quả tượng phá rẫy, kéo gỗ, nhưng chỉ khuây khỏa những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu

(Vũ Hùng, Ông Một

e. Khi biết mọi tiếng rống gọi đều vô ích, con voi lồng chạy vào nhà.

(Vũ Hùng, Ông Một)

Lời giải 

a. Phó từ: "chưa" - bổ sung ý nghĩa cho động từ "gieo".

b. Phó từ: "đã" - bổ sung ý nghĩa cho động từ "thì thầm".

c. Phó từ: "vẫn" - bổ sung ý nghĩa cho động từ "còn".

Phó từ: "đã" - bổ sung ý nghĩa cho động từ "vơi".

d. Phó từ: "được" - bổ sung ý nghĩa cho danh từ "hai loại hoa", "ba loại hoa".

đ. Phó từ: "vẫn" - bổ sung ý nghĩa cho động từ "giúp".

e. Phó từ: "đều" - bổ sung ý nghĩa cho tính từ "vô ích"

Câu 2 (trang 19, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Trong những trường hợp sau, phó từ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ nào? Xác định ý nghĩa bổ sung trong từng trường hợp.

a

Rằng các bạn ơi

 Cây chính là tôi

 Nay mai sẽ lớn

 Góp xanh đất trời

(Trần Hữu Thung, Lời của cây)

b. 

Sương chùng chình qua ngõ

 Hình như thu đã về

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

c. Ngày nào ông cũng cho nó ăn thêm hai vác mía to, hai thùng cháo

(Vũ Hùng, Ông Một)

d. Ông quen nó quá, khó xa rời nó được

(Vũ Hùng, Ông Một)

Lời giải 

a. nghĩa về thời gian cho động từ lớn

b. Phó từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ về 

c. Phó từ cũng bổ sung ý nghĩa khẳng định về một sự giống nhau của hoạt động cho động từ cho

d. 

Phó từ quá bổ sung ý nghĩa mức độ được đánh giá là cao hơn hẳn mức bình thường cho động từ quen

Phó từ được bổ sung ý nghĩa biểu thị việc vừa nói đến đã kết quả cho động từ xa rời

Thực hành tiếng Việt bài 1 SGK 7 trang 18, 19, 20 - Văn Chân trời sáng tạo

Câu 3 (trang 20, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Cho 2 câu sau:

a. Trời tối

b. Bọn trẻ đá bóng ngoài sân

Dùng ít nhất 2 phó từ để mở rộng câu cho mỗi trường hợp nên trên. Nhận xét sự khác nhau về nghĩa của các câu mở rộng trong từng trường hợp

Lời giải 

Mở rộng câu:

a. 

Trời vẫn tối => bổ sung ý nghĩa tiếp diễn.

Trời sắp tối => bổ sung ý nghĩa thời gian.

Trời tối quá => bổ sung ý nghĩa mức độ.

Trời rất tối => bổ sung ý nghĩa mức độ.

b. 

Bọn trẻ thường đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa tiếp diễn.

Bọn trẻ đã đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa thời gian.

Bọn trẻ vẫn đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa tiếp diễn.

Bọn trẻ còn đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa thời gian.

Câu 4 (trang 20, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.

Khi hạt nảy mầm

Nhú lên giọt sữa

Mầm đã thì thầm

Ghé tai nghe rõ

(Trần Hữu Thung, Lời của cây)

Lời giải 

Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa "mầm đã thì thầm" - làm hình ảnh về mầm cây trở nên gần gũi với con người hơn.

Câu 5 (trang 20, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Trong đoạn thơ sau, nếu thay từ “phả” bằng từ “tỏa” hay “quyện” thì nội dung câu thơ thay đổi như thế nào? Vì sao?

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

Lời giải 

-Từ “phả” là động từ có sắc thái mạnh, diễn tả được mùi vị của hương ổi chín đậm trong gió, mạnh mẽ choán lấy tâm trí của con người, mùi hương đó quyện thành luồng, hương thơm như sánh lại.

-Từ “tỏa” sẽ gợi ra sự lan tỏa về mùi hương trong không gian, hương ổi sẽ không thể kích thích và gây được ấn tượng mạnh với người cảm nhận.

-Từ "quyện" sẽ gợi ra sự hòa lẫn mùi hương vào nhau, sẽ làm hương ổi bị lẫn vào các mùi hương khác, không làm nổi bật được dụng ý của tác giả.

Vì vậy, nếu thay đổi từ "phả" thành từ "tỏa" hoặc "quyện", câu thơ sẽ không gây ấn tượng mạnh, sự tập trung của người đọc khi cảm nhận hương vị đặc trưng của mùa thu.

Câu 6 (trang 20, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Trong Từ điển tiếng Việt, từ dềnh dàng có 2 nghĩa sau: (1) chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết; (2) to lớn và gây cảm giác cồng kềnh. Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa nào? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy?

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

 

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

Lời giải 

Theo em, từ dềnh dàng trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa (1) bởi hình ảnh "sông dềnh dàng" gợi hình ảnh sông chầm chậm, lững lờ trôi, giống bước đi của thời gian và khoảnh khắc giao mùa thanh tao, nhẹ nhàng.  

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 1 SGK 7 trang 19, 20 trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 26/07/2022 - Cập nhật : 19/09/2022