logo

Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?

Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về Công nghệ 7 là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.


Trắc nghiệm: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?

A. Từ thực vật, chất khoáng

B. Từ cám, lúa, rơm

C. Từ thực vật, cám

D. Từ thực vật, động vật, chất khoáng

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Từ thực vật, động vật, chất khoáng

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về Thức ăn vật nuôi nhé!


Kiến thức mở rộng về Thức ăn vật nuôi


1. Thức ăn vật nuôi là gì?

- Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật, khoáng vật, những sản phẩm hoá học, công nghệ sinh học …, những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật theo đường miệng, đảm bảo cho con vật khoẻ mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài"

- Thành phần hoá học của thức ăn: chứa các nguyên tố hoá học như C, H, O, N, P, S, Na, Cl, Mg, Fe, Cu, Zn, Co, Mn …, những nguyên tố này tham gia cấu tạo nên nhiều hợp chất khác nhau, mỗi chất dinh dưỡng có cấu trúc và chức năng khác nhau.

Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu?

2. Phân loại thức ăn vật nuôi

- Dựa vào thành phần dinh dưỡng ta chia thành 3 loại thức ăn:

+ Thức ăn giàu protein ( >14%)

+ Thức ăn giàu gluxit (>50%)

+ Thức ăn thô (30%)

- Ví dụ

+ Thức ăn giàu protein: Bột cá, đậu tương, đậu phộng

+ Thức ăn giàu gluxit: Hạt ngô

+ Thức ăn thô :Rơm, lúa


3. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi

- Thành phần dinh dưỡng thức ăn vật nuôi gồm 5 thành phần chủ yếu:

+ Protein: Cung cấp vật liệu xây dựng các cơ quan, bộ phận các hệ cơ quan của cơ thể con vật.

+ Lipit: Cung cấp năng lượng.

+ Gluxit: Cung cấp năng lượng.

+ Nước: Chất hòa tan, chất vận chuyển, điều hòa thân nhiệt.

+ Chất khoáng Ca,P,Na,Fe… Xây dựng các tế bào,cơ quan, hệ cơ quan.

+ Vitamin A,B,D … Giúp cơ thể phát triển chống vi trùng gây bệnh,giúp tiêu hóa và giữ thăng bằng hệ thần kinh…

- Mỗi loại thức ăn có tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng khác nhau .

Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu? (ảnh 2)

4. Thức ăn vật nuôi được tiêu hóa như thế nào?

- Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hóa như sau:

+ Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu

+ Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các Axit amin

+ Lipit được hấp thụ dưới dạng các Glyxerin và axit béo

Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu? (ảnh 3)

5. Vai trò của thức ăn với vật nuôi

- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.

- Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên. Tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con.

- Thức ăn còn cung cấp năng lượng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.


6. Mối quan hệ giữa thức ăn chăn nuôi và nguồn thực phẩm của con người

- Sản phẩm chăn nuôi là nguồn thực phẩm quan trọng của con người. Muốn cho sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao thì thức ăn chăn nuôi phải cung cấp đầy đủ cả về số lượng và chất lượng.

- Thức ăn chăn nuôi tốt thì sản phẩm chăn nuôi tốt và ngược lại. Ví dụ: Vào mùa đông thiếu cỏ, bò sữa phải ăn cỏ khô, sữa bò trong mùa này thường nghèo caroten hơn sữa mùa mưa, nếu trẻ uống sữa loại này trẻ sẽ bị thiếu vitamin A và caroten.

- Mặt khác, khi thức ăn gia súc bị nhiễm các chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, asen… thì các chất này tích tụ lại trong sản phẩm chăn nuôi và cuối cùng đi vào cơ thể con người.

- Như vậy giữa thức ăn chăn nuôi và thực phẩm có mối quan hệ mật thiết. Vì vậy giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm phải bắt đầu từ chuồng nuôi và thức ăn chăn nuôi.

Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu? (ảnh 4)

7. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi

a. Phương pháp 1

- Chọn lọc hàng loạt: dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước rồi căn cứ vào sức sản xuất (cân nặng, sản lượng trứng, sữa, …) của từng vật nuôi để chọn ra những cá thể tốt nhất làm giống.

b. Phương pháp 2

- Kiểm tra năng suất: các vật nuôi tham gia chọn lọc (thường là con của những vật nuôi giống tốt). Được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện chuẩn, cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã dự định trước để lựa chọn những con tốt nhất làm giống.

- Phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng phổ biến ở nước ta là kiểm tra năng suất. Vì phương pháp này có trình độ chính xác cao.


8. Đặc điểm một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi

- Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, đông vật và khoáng chất, cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng để vật nuôi có thể duy trì mọi hoạt đông sống, sinh trưởng, phát triển và sản xuất ra các sản phẩm đặc trưng của từng loại vật nuôi (thịt, trứng, sữa...)

- Thức ăn tinh : dùng trong chăn nuôi lợn và các loại gia cầm

- Thức ăn xanh : dùng cho trâu bò, bổ sung chất xơ và vitamin cho lợn và gia cầm

+ Người chăn nuôi dự trữ và chế biến thức ăn xanh bằng phương pháp ủ kị khí gọi là thức ăn ủ xanh.

+ Có thể ủ các loại thức ăn xanh như: cỏ, thân cây ngô, lá cây khoai tây, lá cây bắp cải

+ Giá trị dinh dưỡng thức ăn ủ gần giống thức ăn xanh, lượng đường thấp hơn, có nhiều axit hữu cơ nhiều nhất là axit lắctíc. Trong quá trình ủ lượng gluxit thường bị tiêu hao nhiều hơn các hợp chất nitơ (prôtêin và các hợp chất Nitơ khác).

+ Chất lượng thức ăn ủ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thức ăn xanh làm nguyên liệu.

- Thức ăn thô : là loại thức ăn thực vật có tỉ lệ xơ cao từ 20-40% như cỏ khô, rơm rạ,

thân cây ngô già, thân lá đậu đỗ sau khu thoạch, là loại thức ăn nghèo năng lượng và prôtêin, bột đường và chất khoáng. Chủ yếu là dùng cho trâu bò những lúc khan hiếm thức ăn xanh ( cỏ, cây ngô, bã mía )

- Thức ăn hỗn hợp : dùng cho hầu hết các loại vật nuôi để có chất lượng sản phẩm tốt nhất cho tiêu dùng đặc biệt là xuất khẩu

icon-date
Xuất bản : 25/03/2022 - Cập nhật : 21/11/2022