logo

Nêu nguồn gốc thức ăn vật nuôi?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: “Nêu nguồn gốc thức ăn vật nuôi” cùng với kiến thức tham khảo do Top lời giải biên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Công nghệ 7.


Câu hỏi: Nêu nguồn gốc thức ăn vật nuôi?

Trả lời: 

Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và các chất khoáng. 

VD: + Nguồn gốc từ thực vật: rau, cỏ, rơm, rạ, củ, quả, thân và lá của cây ngô, đậu,... 

       + Nguồn gốc từ động vật: được chế biến từ nguồn nguyên liệu động vật để chăn nuôi như: bột cá, bột thịt, bột tôm,...có nhiều protein,khoáng và vitamin. 

       + Nguồn gốc là các chất khoáng: thức ăn dưới dạng muối ko độc, chứa canxi, phốt pho, nari, clo,...để cung cấp chất khoáng cho vật nuôi.

- Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi Protein: Cung cấp vật liệu xây dựng các cơ quan, bộ phận các hệ cơ quan của cơ thể con vật.

+ Lipit: Cung cấp năng lượng. 

+ Gluxit: Cung cấp năng lượng. 

+ Nước: Chất hòa tan, chất vận chuyển, điều hòa thân nhiệt.

+ Chất khoáng Ca, P, Na, Fe… Xây dựng các tế bào,cơ quan, hệ cơ quan. 

+ Vitamin A, B, D … Giúp cơ thể phát triển chống vi trùng gây bệnh,giúp tiêu hóa và giữ thăng bằng hệ thần kinh… 

- Thành phần dinh dưỡng thức ăn vật nuôi gồm 5 thành phần chủ yếu : + protein + lipit + gluxit + nước + khoáng và vitamin. – Mỗi loại thức ăn có tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng khác nhau

Và tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức thú vị về thức ăn vật nuôi nhé!


Kiến thức mở rộng về thức ăn vật nuôi


1. Thức ăn vật nuôi là gì?

Thức ăn vật nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật, chất khoáng, những sản phẩm hoá học, công nghệ sinh học … mà vật nuôi ăn được, tiêu hóa và hấp thụ được để cung cấp năng lượng và các dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đảm bảo duy trì các hoạt động sống và tạo ra sản phẩm. Đồng thời đảm bảo cho vật nuôi khoẻ mạnh, sinh trưởng, sinh sản và sản xuất bình thường trong một thời gian dài.


2. Phân loại thức ăn vật nuôi

Mối quan hệ giữa thức ăn chăn nuôi và nguồn thực phẩm của con người

Dựa vào thành phần dinh dưỡng thì ta phân loại thành 3 loại thức ăn sau:

+ Thức ăn giàu protein (thức ăn có hàm lượng Protein >14%). Ví dụ: bột cá, tôm, ốc,…

+ Thức ăn giàu gluxit (có hàm lượng gluxit >50%). Ví dụ:  lúa, ngô, …

+ Thức ăn thô (có hàm lượng chất xơ >30%). Ví dụ: cỏ khô, rơm rạ, thân cây ngô già, thân lá đậu đỗ sau thu hoạch…

Sản phẩm chăn nuôi là nguồn thực phẩm thiết yếu đối với con người. Do đó, muốn sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao thì thức ăn chăn nuôi phải cung cấp đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Thức ăn chăn nuôi tốt thì sản phẩm chăn nuôi tốt và ngược lại.

Cụ thể: Vào mùa đông thiếu cỏ, bò sữa phải ăn cỏ khô, sữa bò trong mùa này thường nghèo caroten hơn sữa mùa mưa, nếu trẻ uống sữa loại này trẻ sẽ bị thiếu vitamin A và caroten.

Mặt khác, khi thức ăn gia súc bị nhiễm các chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, asen… thì các chất này tích tụ lại trong sản phẩm chăn nuôi và cuối cùng đi vào cơ thể con người.

Do đó có thể khẳng định rằng giữa thức ăn chăn nuôi và thực phẩm có mối quan hệ mật thiết. Vì vậy giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm phải bắt đầu từ chuồng nuôi và thức ăn chăn nuôi.


3. Tiêu hóa thức ăn chăn nuôi

Sau khi được vật nuôi tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được cơ thể hấp thụ để tạo ra sản phẩm cho chăn nuôi như thịt trứng sữa, sừng, lông, da và cung cấp năng lượng làm việc cho vật nuôi. Qua đường tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng được biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn giản, để vật nuôi dễ hấp thụ.

Cụ thể: nước và vitamin được hấp thụ thẳng qua vách rụt vào máu. Protein, lipit, gluxit, muối khoáng lần lược biến đổi thành axit amin, glyxerin và axit béo, đường đơn, I-on khoáng.

Nêu nguồn gốc thức ăn vật nuôi?

4. Vai trò của thức ăn chăn nuôi

+ Sau đây là những vai trò của thức ăn đối với vật nuôi:

+ Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.

+ Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên. Tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho gia cầm đẻ trứng, vật nuôi cái tạo ra sữa nuôi con.

+ Thức ăn còn cung cấp năng lượng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng, móng.


5. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Rơm lúa là loại thức ăn cho vật nuôi nào dưới đây?

A. Trâu.

B. Lợn.

C. Gà.

D. Vịt.

Câu 2: Có mấy nguồn gốc thức ăn vật nuôi?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 3: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có nguồn gốc động vật?

A. Cám.

B. Khô dầu đậu tương.

C. Premic vitamin.

D. Bột cá.

Câu 4: Trong hỗn hợp thức ăn cho lợn gồm có các loại thức ăn sau, trừ:

A. Cám.

B. Ngô.

C. Premic khoáng.

D. Bột tôm.

Câu 5: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có nguồn gốc chất khoáng?

A. Cám.

B. Khô dầu đậu tương.

C. Premic vitamin.

D. Bột cá.

Câu 6: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có tỉ lệ nước chiếm cao nhất?

A. Rau muống.

B. Khoai lang củ.

C. Ngô hạt.

D. Rơm lúa.

Câu 7: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có tỉ lệ Protein chiếm cao nhất?

A. Rau muống.

B. Khoai lang củ.

C. Bột cá.

D. Rơm lúa.

Câu 8: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có tỉ lệ Gluxit chiếm cao nhất?

A. Rau muống.

B. Khoai lang củ.

C. Ngô hạt.

D. Rơm lúa.

Câu 9: Hàm lượng chất khô có trong bột cá là bao nhiêu %?

A. 87,3%

B. 73,49%

C. 91,0%

D. 89,4%

Câu 10: Dạ dày của một số vật nuôi ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu… có mấy túi?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

icon-date
Xuất bản : 28/03/2022 - Cập nhật : 21/11/2022