logo

Thông điệp của bài thơ Tết quê bà

"Tết quê bà” là bài thơ của Đoàn Văn Cừ - một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới với bút pháp rất riêng và độc đáo. Thông điệp trong bài thơ “Tết quê bà” là giá trị của ngày tết cổ truyền. Không khí, hương vị của Tết đoàn viên, của sự sum họp đoàn viên dù cho cuộc sống giản dị đến thế nào đi nữa thì cũng luôn ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.


Thông điệp của bài thơ Tết quê bà

Trả lời:

- Thông điệp trong bài thơ “Tết quê bà” là giá trị của ngày tết cổ truyền. Không khí, hương vị của Tết đoàn viên, của sự sum họp đoàn viên dù cho cuộc sống giản dị đến thế nào đi nữa thì cũng luôn ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.


Bài thơ Tết quê bà

Tết quê bà

Bà tôi ở một túp nhà tre.

Có một hàng cau chạy trước hè,

Một mảnh vườn bên rào giậu nứa.

Xuân về hoa cải nở vàng hoe.

 

Gạo nếp ngày xuân gói bánh chưng,

Cả đêm cuối chạp nướng than hồng.

Quần đào, áo đỏ, tranh gà lợn,

Cơm tám, dưa hành, thịt mỡ đông.

                                            (1941 - Đoàn Văn Cừ)


Ý nghĩa Tết cổ truyền ở Việt Nam

- Tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất trong năm, mang ý nghĩa quan trọng. Nếu chúng ta từng biết đến một lễ Giáng sinh an lành và ý nghĩa đối với các nước phương Tây (theo đạo Thiên Chúa giáo) thì Tết Nguyên Đán cũng được coi là một ngày lễ đặc biệt của người Việt Nam. Với những tên gọi khác nhau như Tết cổ truyền, Tết Nguyên Đán, Tết âm lịch, hay Tết Cả,… đều thể hiện ngày đặc biệt ý nghĩa quan trọng trong năm.

- Với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa,... Theo quan niệm phương Đông, đây là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa và con người trở nên gần với thần linh. 

- Tết Nguyên Đán xưa là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời,... và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

[CHUẨN NHẤT] Thông điệp của bài thơ Tết quê bà

- Bên cạnh đó, đây còn được coi là ngày “làm mới”, ngày để mọi người có thể hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc, thuận lợi trong cả năm và gác lại mọi điều không may mắn trong năm cũ. Do vậy, vào dịp Tết, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, sắm sửa, trang hoàng nhà cửa cho thật đẹp.

- Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn. Trong dịp Tết, các gia đình thường tụ họp chúc Tết nhau, cùng nhau thắp nén hương tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, tạ ơn ông bà, tổ tiên đã phù hộ trong suốt một năm qua. 

- Tết Âm lịch luôn là một trong những dịp có kỳ nghỉ dài nhất trong năm, vì vậy mọi người thường tạm gác công việc của mình để về quê thăm gia đình cũng như sum họp, quây quần bên nhau sau những khoảng thời gian dài xa cách vì miếng cơm manh áo hay cuốn vào guồng quay của cuộc sống thường nhật. Những khoảnh khắc đoàn viên trong gia đình thật quý báu và thiêng liêng làm cho ý nghĩa Tết Nguyên Đán trở nên hạnh phúc biết nhường nào!

- Không những vậy, ngày Tết Nguyên Đán còn là dịp để mọi người cùng nhau thể hiện sự yêu thương hòa thuận, quan tâm, che chở lẫn nhau và gửi tặng những lời chúc chân thành, tốt đẹp nhất cho nhau. Vào những ngày tết ấm áp như thế, người lớn lẫn trẻ em đều hạn chế những hiềm khích, cãi vã tạo nên một không gian hòa thuận, gần gũi trọn vẹn nhất.

icon-date
Xuất bản : 24/05/2022 - Cập nhật : 24/05/2022