logo

Thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu đối với?

Thời kỳ quá độ là giai đoạn thể hiện sự chuyển giao trong chế độ xã hội, mỗi thời kì có đặc điểm riêng, có thuận lợi, khó khăn riêng. Thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu đối với tất cả các nước xây dựng CNXH.


Câu hỏi: Thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu đối với?

A. Các nước bỏ qua CNTB lên CNXH

B. Các nước TBCN kém phát triển lên CNXH

C. Tất cả các nước xây dựng CNXH

D. Các nước TBCN phát triển lên CNXH 

Đáp án đúng: C. Tất cả các nước xây dựng CNXH


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án C

Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời trong lòng xã hội cũ. Thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu đối với tất cả các nước xây dựng CNXH.


- Thời kì quá độ lên CNXH

Quá độ lên CNXH là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và  lâu dài chứ “không thể một sớm một chiều”. Bởi vì, “chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ hàng ngàn năm... biến nước ta từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp”(3). Tuy nhiên, muốn “tiến lên chủ nghĩa xã hội” thì không phải “cứ ngồi mà chờ” là sẽ có được chủ nghĩa xã hội. Nếu nhân dân ta mọi người cố gắng, phấn khởi thi đua xây dựng, thì thời kỳ quá độ có thể rút ngắn hơn.

Thời kỳ quá độ lên CNXH là tất yếu đối với?

- Tính tất yếu lịch sử thời kì quá độ lên CNXH

Toàn thế giới đã bước vào thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội đây là tính tất yếu đối với các nước xây dựng nền xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn đã khẳng định chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa. Cho dù hiện nay, với những cố gắng để thích nghi với tình hình mới, chủ nghĩa tư bản thế giới vẫn đang có những thành tựu phát triển nhưng vẫn không vượt ra khỏi những mâu thuẫn cơ bản của nó, những mâu thuẫn này không dịu đi mà ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người. 

Đặc điểm của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Quá trình cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa không phải là quá trình cải lương, duy ý chí, mà là quá trình cách mạng sôi động trải qua nhiều giai đoạn phát triển khách quan, hợp với quy luật của lịch sử. Chủ nghĩa xã hội khoa học, tự do, dân chủ và nhân đạo mà nhân dân ta và loài người tiến bộ đang vươn tới luôn đại diện cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, đại diện lợi ích của người lao động, là hình thái kinh tế - xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản. Quá trình cách mạng đó vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vì sự phát triển tự do và toàn diện của con người, vì tiến bộ chung của loài người. Đi theo dòng chảy của thời đại cũng tức là đi theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử.

Nói đến con đường lên chủ nghĩa xã hội một cách khoa học, hợp quy luật, thì phải đề cập tới thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH. Nói đến TKQĐ ở Việt Nam một cách phù hợp, hiệu quả, thì phải đề cập tới TKQĐ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. TKQĐ gián tiếp. Nói đến các nước xã hội chủ nghĩa, hay CNXH hiện thực trên thế giới một thế kỷ qua, kể cả Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, Trung Quốc hiện nay theo đúng lý luận Mác - Lê-nin, thì phải thấy đó đều là các xã hội ở TKQĐ gián tiếp với những trình độ khác nhau.

>>> Xem thêm: Trình bày quan điểm chỉ đạo giải quyết vấn đề tôn giáo của chủ nghĩa Mác-Lênin và nội dung chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

icon-date
Xuất bản : 17/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022