logo

Nền kinh tế tri thức được xem là?

Trong lịch sử, nền kinh tế nước ta lao động chủ yếu bằng chân tay, chưa có sự sáng tạo. Đến khi nền kinh tế tri thức xuất hiện thì lực lượng sản xuất thay đổi từ cách thức hoạt động, tư duy, sáng tạo ra những cái mới. Nền kinh tế tri thức được xem là một nấc thang phát triển của lực lượng sản xuất.


Câu hỏi: Nền kinh tế tri thức được xem là?

A. Một phương thức sản xuất mới

B. Một hình thái kinh tế - xã hội mới

C. Một giai đoạn mới của CNTB hiện đại

D. Một nấc thang phát triển của lực lượng sản xuất 

Đáp án đúng: D. Một nấc thang phát triển của lực lượng sản xuất 


Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án D

Nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển trong xã hội hiện nay, đòi hỏi lực lượng sản xuất, con người không ngừng phát triển. Nền kinh tế tri thức được xem là một nấc thang phát triển của lực lượng sản xuất.


- Khái quát về nền kinh tế tri thức

Nền kinh tế tri thức (hay nền kinh tế dựa trên tri thức) là hệ thống kinh tế trong đó sản xuất hàng hóa và dịch vụ chủ yếu dựa trên các hoạt động sử dụng tri thức nhằm góp phần thúc đẩy sự đổi mới kỹ thuật và khoa học. Yếu tố quan trọng của giá trị là sự phụ thuộc nhiều hơn vào vốn con người và tài sản trí tuệ đối với nguồn cung cấp các ý tưởng, thông tin và thực tiễn đổi mới. Các tổ chức được yêu cầu phải tận dụng “kiến thức” này vào sản xuất của mình để kích thích và làm sâu sắc thêm quá trình phát triển kinh doanh. Ít phụ thuộc hơn vào đầu vào vật chất và tài nguyên thiên nhiên. Nền kinh tế dựa trên tri thức dựa vào vai trò quan trọng của tài sản vô hình trong môi trường của các tổ chức trong việc tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiện đại.

Trong nền kinh tế tri thức, các công việc đòi hỏi tay nghề cao đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng quan hệ xuất sắc như giải quyết vấn đề, khả năng linh hoạt giao tiếp với nhiều lĩnh vực chuyên ngành cũng như khả năng thích ứng với những thay đổi trái ngược với việc di chuyển hoặc chế tạo các vật thể vật chất trong sản xuất thông thường- các nền kinh tế dựa trên. Nền kinh tế tri thức trái ngược với nền kinh tế nông nghiệp, trong đó hoạt động kinh tế chủ yếu là canh tác tự cung tự cấp, trong đó yêu cầu chính là lao động chân tay hoặc nền kinh tế công nghiệp hóa có sản xuất hàng loạt, trong đó phần lớn lao động tương đối phổ thông.

Nền kinh tế tri thức được xem là?

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong nền kinh tế tri thức

Lao động là hoạt động có ý thức của con người nhằm tạo ra những giá trị sử dụng đáp ứng nhưng nhu cầu đa dạng của con người. Bởi vậy, ngay khi có con người, hoạt động sản xuất của họ đã có hai phần: lao động cơ bắp và lao động trí tuệ. Trong nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển thì đòi hỏi lực lượng sản xuất phải không ngừng đổi mới, với hướng tư duy hiện đại và chất lượng cao. Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học, kỹ thuật rồi của cách mạng khoa học, công nghệ, cũng như để sử dụng có hiệu quả những thành tựu do các cuộc cách mạng đó mang lại, năng lực trí tuệ của người lao động không ngừng được nâng cao, phần giá trị do lao động trí tuệ của họ tạo ra trong quá trình sản xuất và được kết tinh ở sản phẩm ngày càng tăng. Từ chỗ chiếm một tỷ trọng rất không đáng kể ớ các thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp, ngày nay, ở các nước phát triển, đối với một số loại sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao, hàm lượng giá trị do trí tuệ tạo ra và được kết tinh trong sản phẩm có thể đạt tới 80 - 90% tổng giá trị sản phẩm. Đối với các loại sản phẩm đó, nguyên vật liệu, năng lượng, lao động cơ bắp chỉ tạo thành từ 10%- 20% giá trị sản phẩm.

Khoa học - công nghệ là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam. Những thành tựu của khoa học, công nghệ đã góp phần đáng kể trong việc phát triển tư liệu sản xuất, trước hết là cải biến những công cụ lao động cả trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp.

Trong thời gian qua, với xu thế toàn cầu hóa, sự chuyển giao và hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ đã khiến nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ. Những công cụ lao động giản đơn mang tính chất tiểu thủ công nghiệp đã được thay thế bằng những dây chuyền máy móc thiết bị tối tân, hiện đại. Sức lao động của con người được giải phóng, lao động chân tay dần được thay thế bởi lao động trí óc, lao động giản đơn dần được thay thế bằng sự chuyên môn hóa ngày càng cao. Những sự thay đổi lớn lao của công cụ sản xuất đã làm cho năng suất lao động tăng vượt bậc, khối lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và có chất lượng cao.

>>> Xem thêm: Trình bày vị trí, chức năng và nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học. Ý nghĩa của việc học tập chủ nghĩa xã hội khoa học trong tình hình hiện nay như thế nào?

icon-date
Xuất bản : 17/09/2022 - Cập nhật : 20/09/2022