logo

Thế nào là hiện tượng vật lý?

Câu hỏi: Thế nào là hiện tượng vật lý? 

Trả lời: 

Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

- Ví dụ:

+ Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.

+ Hòa tan muối vào nước.

Hãy cùng Top lời giải giải thích một số hiện tượng vật lý thường gặp trong đời sống nhé!


1. Tại sao nước làm tắt lửa?

[CHUẨN NHẤT] Thế nào là hiện tượng vật lý?

Nước được dùng để dập lửa trong hầu hết các vụ hỏa hoạn. Vấn đề tuy đơn giản, nhưng không phải ai cũng có đáp án chính xác cho câu hỏi này.

Dưới đây là giải thích của nhà vật lý Ia. I. Perenman.

Thứ nhất, hễ nước gặp một vật đang cháy thì nó biến thành hơi và hơi này lấy đi rất nhiều nhiệt của vật đang cháy. Nhiệt cần thiết để biến nước sôi thành hơi nhiều gấp 5 lần nhiệt cần thiết để đun cùng thể tích nước lạnh ấy lên 100 độ.

Thứ hai, hơi nước hình thành lúc ấy chiếm một thể tích lớn gấp mấy trăm lần thể tích của khối nước sinh ra nó. Khối hơi nước này bao vây xung quanh vật đang cháy, không cho nó tiếp xúc với không khí. Thiếu không khí, sự cháy sẽ không thể duy trì được.

Để tăng cường khả năng làm dập lửa của nước, đôi khi người ta còn cho thêm … thuốc súng vào nước. Điều này thoạt nghe thì thấy lạ, nhưng rất có lý: thuốc súng bị đốt hết rất nhanh, đồng thời sinh ra rất nhiều chất khí không cháy. Những chất khí này bao vây lấy vật thể, làm cho sự cháy gặp khó khăn.


2. Tại sao mắt mèo một ngày biến đổi 3 lần?

Đồng tử mắt mèo có thể co lại cực nhỏ để thích nghi với ánh sáng mạnh. Dân gian Trung Quốc có câu vè về sự giãn nở ngày 3 lần của đồng tử mắt mèo như sau: “Dần, mão, thân, dậu như hạt táo; Thìn, tỵ, ngọ, mùi như sợi chỉ; Tý, sửu, tuất, hợi như trăng rằm”.

Tại sao mắt mèo lại như vậy?

Thì ra, con ngươi (đồng tử) của mèo rất to, và năng lực co của cơ vòng ở con ngươi rất khỏe. Ở người, nếu nhìn chăm chú vào mặt trời, con ngươi của mắt sẽ thu nhỏ lại. Nhưng chúng ta chỉ nhìn được đến một mức độ nhất định mà thôi, không thể thu nhỏ thêm nữa, vì lâu sẽ cảm thấy nhức mắt. Còn nếu chong mắt lâu lâu một chút vào nơi tối tăm, ta sẽ cảm thấy nóng mặt.

Nhưng mèo, dưới sự chiếu rọi của ánh sáng không như nhau, lại có thể thích ứng rất tốt. Dưới ánh sáng rất mạnh vào ban ngày, con ngươi của mèo có thể thu lại cực nhỏ, giống như một sợi chỉ. Đến đêm khuya trời tối đen, con ngươi có thể mở to như trăng rằm. Dưới cường độ chiếu sáng vào lúc sáng sớm hoặc nhá nhem tối, con ngươi sẽ có hình hạt táo.

Như vậy con ngươi của mắt mèo có khả năng co lại rất lớn so với con ngươi trong mắt người, do đó khả năng phản ứng với ánh sáng cũng nhạy hơn chúng ta. Cho nên, dù ánh sáng có quá mạnh hoặc quá yếu, mèo vẫn nhìn rõ ràng các đồ vật như thường.


3. Ánh sáng đom đóm có từ đâu?

[CHUẨN NHẤT] Thế nào là hiện tượng vật lý? (ảnh 2)

Thử di nát trên đất một con đom đóm phát sáng, bạn sẽ thấy để lại trên mặt đất là một vệt dài, vẫn tiếp tục nhấp nháy, sau đó mới mờ dần rồi mất hẳn. Như vậy, ánh sáng do đom đóm phát ra là sản phẩm của một quá trình hoá học, chứ không phải là quá trình sinh học.

Bởi vì, sau khi côn trùng đã chết mà ánh sáng vẫn còn, thì rõ ràng con vật chỉ làm nhiệm vụ liên tục sinh ra loại chất phát sáng mà thôi.

Đom đóm có hai nhóm là đom đóm bay và đom đóm bò dưới đất. Cả hai nhóm này đều có thể phát ra cùng một thứ ánh sáng lạnh đặc biệt, không toả nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Đó là vì trong quá trình phát sáng, hầu như toàn bộ năng lượng được sinh vật chuyển thành quang năng, chứ không tiêu hao thành nhiệt như ở những nguồn sáng nhân tạo khác.

Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt. Bên trong lớp da bụng là dãy các tế bào phát quang, trong cùng là lớp tế bào phản quang, có chức năng như mặt gương giúp phản chiếu ánh sáng ra ngoài.

Các tế bào phát quang có chứa hai loại chất là luciferin và luciferaza. Khi tách rời nhau, chúng chỉ là những hoá chất bình thường, không có khả năng phát sáng. Nhưng khi ở cạnh nhau, men luciferaza sẽ xúc tác, thúc đẩy quá trình oxy hoá luciferin (quá trình dùng oxy đốt cháy luciferin). Quá trình oxy hoá này tạo ra quang năng.

Đom đóm chỉ có thể phát sáng lập loè mà không liên tục, bởi vì chúng tự khống chế việc cung cấp oxy, sao cho phản ứng phát sáng thực hiện được lâu dài.


4. Vì sao diều có thể bay trên trời?

Nói chung con diều phải đón gió mới có thể bay lên được và mặt diều phải nghiêng xuống dưới hai điểm này là then chốt để diều bay lên. Vào lúc diều đưa mặt ra đón gió, không khí thổi vào mặt diều do bị cản trở nên trong một thời gian ngắn tốc độ đã giảm xuống rất nhiều.

Vào lúc tốc độ gió bị giảm đột ngột áp lực sẽ tăng lên đột ngột. Bởi vì mặt diều nghiêng xuống dưới nên áp lực gió vuông góc với mặt nghiêng đó. Lực này lớn hơn trọng lực của cái diều rất nhiều nên đã đẩy cái diều bay lên. Vào lúc gió quá nhỏ để tăng tốc độ đón gió người ta thường vừa chạy vừa thả diều nhằm tăng thêm áp lực của gió đối với diều.

Trên đây là các hiện tượng vật lý thú vị xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hãy quan sát các hiện tượng vật lý xung quanh cuộc sống của chúng ta để xem cách vận hành của nó nhé.

icon-date
Xuất bản : 23/12/2021 - Cập nhật : 25/12/2021