logo

Q là gì trong vật lý?

Câu hỏi: Q là gì trong vật lý?

Trả lời:

Q là nhiệt lượng vật thu vào, tỏa ra, được tính ra (J)

Cùng Top lời giải tìm hiểu về nhiệt lượng và một số thiết bị đo nhiệt độ bạn nhé!


 Nhiệt lượng là gì?

Nhiệt lượng chính là  phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được cộng vào hay bị hao hụt, mất đi. Nhiệt lượng hay còn gọi là nhiệt năng, có đơn vị tính là Jun (J).

Q là gì trong vật lý?

Công thức tính nhiệt lượng là:

Q = m.c. ∆t

Trong đó:

Q là nhiệt lượng, đơn vị: Jun (J)

m: Khối lượng của vật,  đơn vị Kilogam (Kg)

c: Nhiệt dung riêng của chất tạo ra vật với đơn vị là J/kg.K

∆t: Là độ tăng hay giảm nhiệt độ của vật, có đơn vị là oC hoặc K.

Nhiệt dung riêng của một chất sẽ cho ta biết được chính xác nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất của vật đó tăng được nêm thêm 1oC.


Phương trình cân bằng nhiệt và công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu

Phương trình cân bằng nhiệt:

Ta có: Q thu = Q tỏa

Trong đó: Q thu: Là tông nhiệt lượng của các vật thu vào; Q tỏa là tông nhiệt lượng của các vật tỏa ra.

Theo đó, ta có công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy nhiên liệu như sau:

Q = q.m

Trong đó:

Q là nhiệt lượng tỏa ra, đơn vị là Jun (J)

q là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu, đơn vị: J/Kg

m là khối lượng của nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn, đơn vị Kg.


Một số thiết bị đo nhiệt độ trong đời sống

- Dụng cụ đo nhiệt độ chuyên dùng cho y tế :

Khoảng 10 năm trước dụng cụ để đo nhiệt độ cơ thể là nhiệt kế thủy ngân thường dùng để ” kẹp nách ” xem bị sốt bao nhiêu độ.

Nhiệt kế thủy ngân hoạt động trên cơ chế giãn nhiệt của thủy ngân. Khi tiếp xúc với bộ phận trên cơ thể, thân nhiệt sẽ khiến cho thủy ngân trong nhiệt kế giãn ra một mức nào đó, tương ứng với thang đo trên thang đo nhiệt độ.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ. Hầu hết các bệnh viện đã thay thế các thiết bị đo nhiệt độ bằng thủy ngân. Bằng các nhiệt kế loại điện tử.

Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về nhiệt kế điện tử nhé. Nhiệt kế điện tử được thiết kế rất nhiều mẫu khác nhau để đo nhiệt độ ở từng vùng trên cơ thể như : tráng, lỗ tai, miệng và hậu môn,…

Nhiệt kế điện tử với cấu tạo đầu dò nhiệt bằng kim loại bên ngoài để cảm nhận nhiệt độ. Và bo mạch điện tử bên trong chuyển đổi tín hiệu nhiệt này thành số điện tử hiển thị.

- Thiết bị cảm biến đo nhiệt độ môi trường: 

Cảm biến chuyên dùng đo nhiệt độ không khí và môi trường xung quanh chúng ta như : nhiệt độ trong phòng, nhiệt độ ngoài trời,… Các loại cảm biến nhiệt độ này có cấu tạo tương tự như nhiệt kế điện tử. Gồm có một đầu dò nhiệt độ và một màn hình hiển thị.

Ứng dụng thiết bị đo nhiệt độ môi trường :

+ Cảm biến đo nhiệt độ môi trường dùng để đo nhiệt độ không khí trong tòa nhà cao tầng, nhiệt độ phòng trong các bệnh viện

+ Trong các kho lạnh trữ hàng hóa trong siêu thị nhiệt độ ổn định là yếu tố quan trọng để đảm bảo thực phẩm được tươi, ngon,…Tại các khu vực thực phẩm của siêu thị nếu chúng ta để ý sẽ thấy các màn hình hiển thị nhiệt độ và độ ẩm không khí. Chúng có tác dụng giám sát nhiệt độ và độ ẩm.

+ Ứng dụng giám sát nhiệt độ và độ ẩm tại các nhà kho hàng lớn của các hãng điện tử như SAMSUNG, LG,…

+ Các kho lưu trữ dữ liệu của hệ thống máy tính như : hệ thống dữ liệu của Google, Facebook, FPT,…

- Cảm biến đo nhiệt độ công nghiệp

Thiết bị cảm biến đo nhiệt độ chuyên dùng cho ngành công nghiệp như : cảm biến đo nhiệt độ nước, cảm biến nhiệt độ chống cháy nổ dùng cho hóa chất, xăng dầu,…

Trong môi trường công nghiệp cảm biến yêu cầu phải có độ bền cao, hoạt động liên tục, dãy đo rộng. Tùy vào các ứng dụng cụ thể mà ta chọn cảm biến phù hợp nhất.

Đối với các ứng dụng đo nhiệt độ cao đến hàng nghìn độ C thì các loại cảm biến có các cấu tạo đặc biệt như : cảm biến bọc sứ chịu nhiệt độ cao.

Ứng dụng cảm biến nhiệt độ công nghiệp :

- Để đo nhiệt độ nước nóng lạnh thường dùng nhất là cảm biến loại PT100. Có ưu điểm là cảm biến có giá thành rẻ, nhiệt độ hoạt động rộng max 600 ºC. Đối với các chất lỏng ăn mòn như axít, hóa chất….khi dùng cảm biến đo nhiệt độ phải dùng thêm ống bảo vệ gọi là thermowell.

- Các ứng dụng đo nhiệt độ cao từ 800 – 1600 độ C. Thì phải dùng can nhiệt loại K, S bọc sứ chịu nhiệt độ cao.

icon-date
Xuất bản : 30/12/2021 - Cập nhật : 30/12/2021
/* */ /* */
/*
*/