logo

Thế nào là chuồng nuôi hợp vệ sinh?

Câu hỏi: Thế nào là chuồng nuôi hợp vệ sinh?

Trả lời:

Chuồng nuôi được coi là hợp vệ sinh khi nó đảm bảo được những yếu tố dưới đây:

- Lượng khí độc ít.

- Đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

- Cao ráo, thoáng mát phù hợp với thời tiết.

- Các thiết bị khác chuồng cần được bố trí hợp lý.

- Chuồng nên quay về hướng tránh ánh nắng mặt trời.

- Nền chuồng cao, tránh gây trơn trượt và ẩm ướt khi vào mùa mưa.

- Chọn địa điểm phải cách xa khu dân cư theo khoảng cách đúng quy định.

- Tường nên xây bằng gạch để ủ ấm vật nuôi, mái che nên thiết kế dốc để thoát nước nhanh.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi nhé


I. Chuồng nuôi

1. Tầm quan trọng của chuồng nuôi

Chuồng nuôi là “nhà ở” của vật nuôi. Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khoẻ vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau về vai trò của chuồng nuôi.

a) Chuồng nuôi giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết, đồng thời tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi.

b) Chuồng nuôi giúp cho vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh (như vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh.

c) Chuồng nuôi giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học.

d) Chuồng giúp cho việc quản lý tốt đàn vật nuôi, thu được chất thải làm phân bón và tránh được sự phá hoại môi trường của vật nuôi.

e) Tất cả những câu trên.

Trả lời: E.

2. Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh

[CHUẨN NHẤT] Thế nào là chuồng nuôi hợp vệ sinh?

- Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt đô thích hợp (ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè). Độ ẩm trong chuồng thích hợp (khoảng 60 – 75%). Độ thông thoáng tốt nhưng không được có gió lùa. Độ chiếu sáng phải phù hợp với từng loại vật nuôi. Lượng khí độc trong chuồng (như khí amoniac, khí hydro sunphua) ít nhất.

- Muốn chuồng nuôi hợp vệ sinh, khi xây dựng chuồng nuôi phải thực hiện đúng kĩ thuật về chọn địa điểm, hướng chuồng, nền chuồng, tường bao, mái che và bố trí các thiết bị khác trong chuồng

Một số chú ý:

- Hướng chuồng: hướng Nam hoặc Đông – Nam.

- Độ chiếu sáng phù hợp.

Để chuồng nuôi có nhiệt độ phù hợp với vật nuôi: Ấm về mùa đông, mát về mùa hè.


II. Vệ sinh phòng bệnh

1. Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi

   - Phòng ngừa bệnh dịch xảy ra.

   - Bảo vệ sức khoẻ vật nuôi.

   - Góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.

2. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi

a) Vệ sinh môi trường sống vật nuôi

    Vệ sinh trong chăn nuôi phải đạt được các yêu cầu:

    - Khí hậu trong chuồng: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phải thích hợp.

    - Xây dựng chuồng phù hợp.

    - Thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh.

b) Vệ sinh thân thể cho vật nuôi

    Đảm bảo chú ý đến vệ sinh thân thể cho vật nuôi. Tuỳ thuộc loại vật nuôi, tuỳ mùa mà cho vật nuôi tắm, chải, vận động hợp lí.

Vai trò:

- Chuồng nuôi giúp vật nuôi tránh được những thay đổi của thời tiết, đồng thời tạo ra một tiểu khí hậu thích hợp cho vật nuôi.

- Chuồng nuôi giúp cho vật nuôi hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh (như vi trùng, kí sinh trùng gây bệnh…)

- Chuồng nuôi giúp cho việc thực hiện quy trình chăn nuôi khoa học.

- Chuồng nuôi giúp quản lí tốt đàn vật nuôi, thu được chất thải làm phân bón và tránh làm ô nhiễm môi trường.

- Chuồng nuôi góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.

icon-date
Xuất bản : 18/08/2021 - Cập nhật : 19/08/2021