logo

Thế nào là các quốc gia phong kiến dân tộc?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Thế nào là các quốc gia phong kiến dân tộc? ” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Lịch sử 10


Thế nào là các quốc gia phong kiến dân tộc? 

Quốc gia phong kiến dân tộc là quốc gia lấy một bộ tộc đông phát triển nhất làm nòng cốt

Ví dụ:

- Tiêu biểu như Cam-pu- chia của người Kh-me

- Việt Nam của người Kinh


Kiến thức tham khảo về Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đồng Nam Á


1. Sự ra đời của các vương quốc cổ Đông Nam Á

- ĐNA có điều kiện tự nhiên ưu đãi - gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước và nhiều loại cây trồng khác.

Điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở ĐNA.

- Đầu công nguyên, cư dân ĐNA đã biết sử dụng công cụ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính. Nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, gốm, đúc đồng, rèn sắt

- Việc buôn bán đường biển rất phát đạt, một số thành thị- hải cảng ra đời như Óc Eo (An Giang, VN), Ta-kô-la (Mã-lai)…

- Do ảnh hưởng của văn hoá Á Đông với việc các nước phát triển văn hoá cổ của mình.

Sự hình thành các vương quốc cổ.

Khoảng 10 thế kỉ đầu công nguyên hàng loạt các vương quốc nhỏ hình thành


2. Những thuận lợi và khó khăn của Đông Nam Á đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực

Thuận lợi

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi nên từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp sự phát triển của cây lúa nước.

+ Nhiều khu vực giáp biển, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng và trao đổi sản phẩm, buôn bán theo đường biển.

+ Nằm trên đường giao thông quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

Khó khăn

+ Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới.

+ Không có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên dồi dào nên các nước Đông Nam Á dễ dàng trở thành đối tượng xâm lược của các nước lớn khác.


3. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

a. Thế kỷ VII đến X, hình thành các quốc gia phong kiến:

- Vương quốc Campuchia của người Khơme

- Vương quốc người Môn, người Miến ở hạ lưu Mê Nam.

- Vương quốc người Inđônêxia ở Xumatra và Giava…. 

b. Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến (từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII)

- Ở In-đô-nê-xi-a, đến cuối thế kỉ XIII dòng vua Gia-va mạnh lên, đã chinh phục được Xu-ma-tơ-ra, thống nhất In-đô-nê-xi-a dưới Vương triều Mô-giô-pa-hít hùng mạnh trong 3 thế kỉ (1213- 1527), bao gồm hơn 10 nước nhỏ và đảo phụ thuộc, có “sản phẩm quý, đứng hàng thứ hai sau A-rập”.

- Bán đảo Đông Dương có Đại Việt, Cham-pa, Vương quốc Cam-pu-chia dưới thời kì Ăng-co, quốc gia Pa-gan ở miền Trung đã mạnh lên, chinh phục các tiểu quốc gia khác, thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.

- Người Thái ở thượng nguồn sông Mê Công di cư xuống phía nam lập ra Su-khô-thay (Thái Lan) ở lưu vực sông Mê-nam; và Lan Xang (Lào) ở trung lưu sông Mê - Công.

- Đây cũng là giai đoạn kinh tế phát triển thịnh vượng, cùng với sự phát triển văn hóa riêng biệt, đóng góp vào kho tàng văn hóa chung của loài người. 

[ĐÚNG NHẤT] Thế nào là các quốc gia phong kiến dân tộc?
Toàn cảnh đô thị cổ Pa-gan (Mianma)

Biểu hiện của sự phát triển:

- Về kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.

- Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

- Văn hóa: Được hình thành gắn liền với sự hình thành các “quốc gia dân tộc”. Các nước Đông Nam Á thời kì này đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị văn hóa độc đáo.

c. Sau thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến suy yếu nhưng xã hội phong kiến vẫn tồn tại

d. Giữa thế kỷ XIX: bị phương Tây xâm chiếm.

Nguyên nhân dẫn đến điều này: Là do sự duy trì phương thức sản xuất phong kiến lỗi thời, lạc hậu dẫn đến nền kinh tế ngày càng rơi vào khủng hoảng trong khi cách mạng công nghiệp (thế kỉ XVII – XVIII) đã đưa các nước phương Tây (Anh, Pháp, Đức, Mĩ) ngày càng phát triển vượt bậc. Xét như Việt Nam, thế kỉ XVIII nói chung là thời kì khủng hoảng của chế độ phong kiến, các biện pháp được nhà nước thực hiện đều là những biện pháp cũ và không mang lại hiệu quả cao; nạn chiêm tinh ruộng đất phát triển đã khiến nhân dân phải tha phương cầu thực; quan lại tham nhũng, bòn rút làm cho nhân dân thêm đói ngèo => Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra.


4. Một số các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á

+ Mô-giô-pa-hít

+ Đại Việt

+ Champa

+ Lan xang

+ Pa-gan

+ Ăng-co

...


5. Đông Nam Á hiện nay

Đông Nam Á hiện tại có 11 nước, hầu hết có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và có sự liên kết kinh tế trong khu vực Đông Nam Á. Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore từ trước đã trải qua một giai đoạn phát triển kinh tế cao và thường được coi là những nước phát triển trong khu vực. Muộn hơn, nhưng Việt Nam cũng đang trải qua giai đoạn bùng nổ kinh tế. Myanma, Campuchia, Lào và quốc gia mới giành độc lập là Đông Timor vẫn đang ở tình trạng trì trệ.

Ngày 8 tháng 8 năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines thành lập. Từ khi Campuchia được chấp nhận vào hiệp hội năm 1999, Đông Timor là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không ở trong khối ASEAN. Hiệp hội này có mục tiêu thúc đẩy hợp tác giữa các cộng đồng Đông Nam Á. Khu vực thương mại tự do ASEAN đã được thành lập nhằm đẩy mạnh hơn nữa thương mại bên trong các thành viên ASEAN. ASEAN cũng là một khối có triển vọng thành công trong việc hội nhập ở mức cao hơn nữa vào vùng châu Á - Thái Bình Dương thông qua Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.

[ĐÚNG NHẤT] Thế nào là các quốc gia phong kiến dân tộc? (ảnh 2)
icon-date
Xuất bản : 12/04/2022 - Cập nhật : 26/11/2022