logo

Ngành sản xuất chính của cư dân Đông Nam Á?

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Ngành sản xuất chính của cư dân Đông Nam Á?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về môn Lịch sử 10 là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Ngành sản xuất chính của cư dân Đông Nam Á?  

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Thủ công nghiệp.

D. Thương nghiệp.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Nông nghiệp.

Ngành sản xuất chính của cư dân Đông Nam Á là nông nghiệp

Giải thích:

Thế kỷ đầu Công Nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết dùng đồ sắt:

- Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu.

- Nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn sắt.

- Buôn bán đường biển rất phát triển, một số thành thị hải cảng ra đời, xuất hiện các trung tâm buôn bán nổi tiếng. Hải cảng Óc Eo (An Giang), Ta-kô-la (Mã Lai) và bắt đầu xuất hiện các quốc gia nhỏ đầu tiên.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về các quốc gia Đông Nam Á nhé!


Kiến thức tham khảo về các quốc gia Đông Nam Á


1. Giới thiệu khái quát về các nước Đông Nam Á

- Đông Nam Á là một tiểu vùng của châu Á, có tất cả 11 quốc gia với sự đa dạng về tôn giáo, văn hóa và lịch sử. Các nước Đông Nam Á nằm ở phía Đông của Tiểu Lục địa Ấn Độ, phía Nam Trung Quốc và phía bắc của Úc, giữa Ấn Độ Dương (phía tây) và Thái Bình Dương (ở phía đông).

- Đây cũng là một trong những khu vực năng động nhất trên thế giới về mặt kinh tế và tầm quan trọng quốc tế ngày càng gia tăng.

- Các nước Đông Nam Á được chia ra làm 2 nhóm: Các nước Đông Nam Á đại lục, còn được gọi là các nước Đông Dương, bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, và (Tây) Malaysia. Các nước Đông Nam Á biển, còn được gọi là các nước Đông Ấn, bao gồm: Indonexia, (Đông) Malaysia, Singapore, Philippines, Đông Timor, Brunei, Đảo Christmas, Quần đảo Andaman và Nicobar, Quần đảo Cocos (Keeling).

Ngành sản xuất chính của cư dân Đông Nam Á?

2. Lịch sử phát triển của các quốc gia khu vực Đông Nam Á

a. Điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Thời đồ đá Người tối cổ ở khắp Đông Nam Á.

- Thế kỷ đầu Công Nguyên biết dùng đồ sắt: kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và rèn såt. Buôn bán đường biển rất phát triển, một số thành thị  hải cảng ra đời, xuất hiện các trung tâm buôn bán nổi tiếng. Hải cảng Ốc Eo (An giang), Takô la (Mã Lai)và bắt đầu xuất hiện các quốc gia nhỏ đầu tiên.

- 10 thế kỷ đầu sau Công Nguyên xuất hiện các quốc gia nhỏ như Champa, Phù Nam, các vương quốc hạ lưu sông Mê-nam, đào In-đô-nê xi-a.

- Các quốc gia này tranh chấp lẫn nhau dẫn đến sự sụp đồ của các vương quốc cổ, từ đó hình thành các quốc gia phong kiến hùng mạnh sau này.

b. Sự hình thành và phát triển các quốc gia phong kiến  Đông Nam Á

* Thế kỷ VII đến X, hình thành các quốc gia phong kiến:

- Vương quốc Campuchia của người Khơme

- Vương quốc người Môn, người Miến ở hạ lưu Mê Nam.

- Vương quốc người Inđônêxia ở Xumatra và Giava…. 

* Thế kỷ X -  XVIII  hình thành, phát triển và thịnh đạt:

- Inđônêxia thống nhất và hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213 - 1527).

- Bán đảo Đông Dương có Đại Việt, Champa, Campuchia.

- Người Thái ở thượng nguồn sông Mê Kông di cư xuống phía nam lập ra Su -khô- thay (Thái Lan); và Lan Xang (Lào)

- Đây cũng là giai đoạn kinh tế - văn hóa phát triển.

* Sau thế kỷ XVIII Đông Nam Á suy yếu

* Giữa thế kỷ XIX bị phương Tây xâm chiếm


3. Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử khu vực

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và Úc. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.

=> Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

- Sông ngòi:

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.

=> Điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

- Khí hậu:

+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng.

=> Thuận lợi phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

- Biển:

+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).

=> Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Hệ sinh vật phong phú, với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản phong phú, số lượng lớn.

=> Thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.

* Khó khăn:

- Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

- Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá,…

- Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.


4. Danh sách các quốc gia Đông Nam Á

Ngành sản xuất chính của cư dân Đông Nam Á? (ảnh 2)

- Hiện nay Đông Nam Á có tổng cộng 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, với nhiều dân tộc, tập quán hay văn hóa khác nhau. Các quốc gia đông nam á được chia ra làm hai nhóm chính:

- Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở lục địa, còn gọi bán đảo Đông Dương. Các quốc gia còn lại tạo thành Đông nam á hải đảo gồm: Malaysia, Singapore, Brunei, Indonesia, Philipine, Đông timor.

- Trong 11 nước Đông Nam Á, thì có 10 quốc gia giáp biển, trừ Lào. Philippines và Singapore là nước trong khu vực này không có địa giới chung với bất kỳ quốc gia nào.

icon-date
Xuất bản : 08/04/2022 - Cập nhật : 25/11/2022