logo

Thành tựu chọn giống cây trồng ở Việt Nam

Câu trả lời chính xác nhất: Thành tựu chọn giống cây trồng ở Việt Nam cho đến nay, nước ta đã tạo ra hàng trăm giống cây trồng mới. Nhờ việc vận dụng các quy luật di truyền – biến dị, sử dụng các kĩ thuật phân tử và tế bào, người ta đã rút ngắn thời gian tạo ra giống mới và đặc tính quý mà phương pháp chọn giống truyền thống chưa làm được. Ở nước ta, thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng là chọn giống lúa, ngô và đậu tương. 

Để hiểu rõ hơn về những thành tựu trong chọn giống cây trồng, mời các bạn cùng với Top lời giải đến với phần nội dung về các phương pháp chọn giống cây trồng và thành tựu dưới đây nhé!


1. Gây đột biến nhân tạo

Phương pháp Một số thành tựu
Gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc cá thể để tạo giống mới

- Đã tạo ra các giống lúa có tiềm năng năng suất cao như siống lúa DT10, tài nguyên đột biến, nếp thơm TK106..., các giống lúa tẻ cho gạo có mùi thơm như tám thơm đột biến (năm 2000), gạo cho cơm dẻo và ngon như KML39, DT33, ...

- Đã tạo giống đậu tương DT55 (năm 2000) từ giống đậu tương DT74 có thời gian sinh trường rất ngắn, chống đổ và chịu rét khá tốt, hạt to, màu vàng.

- Đã tạo giống lạc V79 bằng cách chiếu xạ tia X vào hạt lạc bạch sa sinh trưởng khoẻ, hạt to trung bình và đểu, vỏ quả dễ bóc, hàm lượng prôtêin và dầu cao (24%), tỉ lệ dầu đạt 24%.

- Đã tạo giống cà chua hồng lan được tạo ra từ thể đột biến tự nhiên của giống cà chua Ba Lan trắng.

Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến

- Giống lúa A20 (năm 1994) được tạo ra bằng lai giữa hai dòng đột biến: H20xH30.

- Giống lúa DT16 (năm 2000) được tạo ra bằng lai giữa giống DT10 với giống lúa đột biến A20

- Giống lúa DT21 (năm 2000) được tạo ra bằng lai giữa giống lúa nếp 415 với giống lúa đột biến ĐV2 (từ giống lúa Nếp cái hoa vàng).

- Giống lúa Xuân số 10 là kết quả xử lí bằng hoá chất DMS 0,02% ở đời F1 của tổ hợp lai kép (NN8/Xuân/Pelital), cho năng suất 61,8 tạ/ha.

Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma

- Giống lúa DR2 (năm 2000) được tạo ra từ dòng tế bào xôma biến dị của giống lúa CR203 có độ đồng đều rất cao, chịu khô hạn tốt, năng suất trung bình đạt 45 - 50 tạ/ha.

- Giống táo đào vàng (năm 1998) được tạo ra bằng xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc cho quả to, mã quả đẹp, có màu vàng da cam, ăn giòn, ngọt, có vị thơm đặc trưng.


2. Lai hữu tính đế tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có

* Tạo biến dị tổ hợp: Biến dị tổ hợp xuất hiện do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của thế hệ bố, mẹ thông qua giao phối. Biến dị tổ hợp là nguyên nhân của sự đa dạng về kiểu gen, phong phú về kiểu hình của giống.

Các bước tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp: 

Tạo dòng thuần. 

Lai giống và chọn lọc những tổ hợp gen mong muốn. 

Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần những tổ hợp gen mong muốn dòng thuần chủng.

Thành tựu: Lai DT10 tiềm năng năng suất cao × OM8 có hạt gạo dài, trong, cho cơm dẻo → giống lúa DT17­ có ưu điểm của 2 giống lúa nói trên.

Thành tựu chọn giống cây trồng ở Việt Nam

* Chọn lọc cá thể:  là phương pháp chọn lọc đưa vào quần thể vật nuôi hay cây trồng để chọn ra một hay vài cá thể biểu hiện các đặc điểm phù hợp với mục tiêu đặt ra của giống.

Phương pháp chọn lọc cá thể: Đầu tiên ta chọn những cá thể có tổ tiên tốt về nhiều mặt, những cá thể này sau đó được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn những cá thể nào có kết quả kiểm tra năng suất tốt sẽ được giữ lại làm giống. Cuối cùng người ta đánh giá khả năng di truyền các tính trạng tốt của con vật cho đời sau.

Thành tựu:

- Giống cà chua P375 (năm 1990) được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống cà chua Đài Loan, thích hợp cho vùng thâm canh.

- Giống lúa CR203 (năm 1985) được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ nguồn gen lúa kháng rầy nâu nhập từ Viện lúa Quốc tế, có khả năng kháng rầy, năng suất cao, trung bình đạt 45 - 50 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt tới 65 tạ/ha.

- Giống đậu tương AK02 (năm 1987) được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống đậu tương vàng Mường Khương.


3. Tạo giống ưu thế lai (ở F1): Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.

Thành tựu:

Giống ngô lai LVN10 thuộc nhóm giống ngô dài ngày, là được tạo ra do lai giữa 2 dòng thuần (lai đơn) có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu hạn, chống đổ, kháng bệnh tốt, có thể đạt năng suất 8 – 12 tấn/ha.

Giống ngô lai LVN4 đại diện cho nhóm trung ngày khả năng thích ứng rộng, có thể đạt 8 – 10 tấn/ha, thuộc nhóm này còn có các giống LVN12 và LVN31 (giống lai kép).

Giống ngô lai LVN20 là giống lai đơn ngắn ngày, chống đổ tốt, thích hợp với vụ đông xuân trên chân đất lầy thụt, có thể đạt 6 – 8 tấn/ha, cùng nhóm còn có các giống LVN24, LVN25.

Các nhà chọn giống cây trồng ở nước ta đã tạo được một số giống lúa lai (F1) có năng suất cao, chất lượng đảm bảo, góp phần tăng sản lượng gạo và tiết kiệm ngoại tệ nhập giống.


4. Tạo giống đa bội thể: Đột biến đa bội là sự biến đổi số lượng NST ở tất cả các cặp NST trong tế bào theo hướng tăng thêm số nguyên lần bộ đơn bội và lớn hơn 2n hình thành các thể đa bội.

Thành tựu: Giống dâu Bắc Ninh thể tứ bội x giống lưỡng bội 2n → giống dâu số 12 (3n) có bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, tỉ lệ sống cao, năng suất cao.

---------------------------------

Bài viết trên đây là tổng hợp kiến thức về những thành tựu trong chọn giống cây trồng ở Việt Nam. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

icon-date
Xuất bản : 24/06/2022 - Cập nhật : 24/06/2022