logo

Thành phần vô sinh là gì?

Câu trả lời chính xác nhất: Thành phần vô sinh là các thành phần không sống được, tìm thấy trong một hệ sinh thái và có ảnh hưởng đến các sinh vật sống (nhân tố hữu sinh). Nói cách khác đây là sinh cảnh của quần thể hoặc quần xã trong hệ sinh thái.

Để hiểu rõ hơn về thành phần vô sinh, mời các bạn cùng với Top lời giải đến với phần nội dung dưới đây nhé!


1. Hệ sinh thái là gì? 

Hệ sinh thái là một hệ thống mở hoàn chỉnh bao gồm các quần xã sinh vật và là khu vực sống của sinh vật còn được gọi là sinh cảnh. Nói cách khác, hệ sinh thái là các quần thể gồm cả sinh vật có sự sống và không có sự sống, tất cả cùng tồn tại và phát triển trong môi trường gọi là quần xã. Những quần thể này ít nhiều có sự tương tác qua lại với nhau.

Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã. Chức năng của hệ sinh thái là duy trì môi trường sống cho mọi sinh vật. Có thể nói chức năng của hệ sinh thái rất quan trọng trong sinh học và nên kinh thế.

Sơ đồ của hệ sinh thái là một vòng tròn khép kín không có điểm đầu cũng không có điểm cuối. Các sinh vật trong vòng tròn đó không mất đi đâu mà chỉ chuyền từ nơi này qua nơi khác

Các thành phần của hệ sinh thái

Thành phần của hệ sinh thái bao gồm: thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh

a. Thành phần vô sinh là gì?

Thành phần vô sinh là các thành phần không sống được, tìm thấy trong một hệ sinh thái và có ảnh hưởng đến các sinh vật sống (nhân tố hữu sinh). Nói cách khác đây là sinh cảnh của quần thể hoặc quần xã trong hệ sinh thái.

Các chất vô cơ: nước, điôxit cacbon, ôxi, nitơ, phốtpho…

Các chất hữu cơ: prôtêin, gluxit, vitamin, hoocmôn… 

Các yếu tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, khí áp…

Các yếu tố thổ nhưỡng.

Xác sinh vật trong môi trường.

b. Thành phần hữu sinh

- Thực vật, động vật, vi sinh vật. Tuỳ theo quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái mà xếp chúng thành 3 nhóm:

+ Nhóm sinh vật sản xuất: là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên chất hữu cơ. (chủ yếu là thực vật, vi sinh vật quang hợp)

+ Nhóm sinh vật tiêu thụ: gồm các sinh vật ăn thực vật và sinh vật ăn động vật.

+ Nhóm sinh vật phân hủy: gồm vi khuẩn, nấm, một số động vật không xương (giun đất, sâu bọ); chúng phân giải xác sinh vật thành chất vô cơ của môi trường.


2. Các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất

Một hệ được gọi là hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm các thành phần vô sinh và hữu sinh (sinh vật sản xuất, tiêu thụ và phân giải). Dựa vào đó mà có vô số các hình thức sinh thái khác nhau và có thể được chia thành các hệ như sau.

a. Hệ sinh thái tự nhiên

Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật tự nhiên, vẫn còn giữ được các nét hoang sơ. Đây là một hệ sinh thái khổng lồ. Nó được thiên nhiên tạo thành bởi tổ hợp các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.

Ví dụ: Rừng cây được thiên nhiên tạo ra

b. Hệ sinh thái trên cạn

Hệ sinh thái trên cạn là hệ sinh thái được tìm thấy trên cạn. Bao gồm các loại hình như: rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, savan đồng cỏ, thảo nguyên, rừng lá rộng ôn đới, rừng lá kim, rừng thông phương Bắc, đồng rêu hàn đới,…

Sinh vật sản xuất: các cây gỗ to, vừa, nhỏ, cây leo,..

Sinh vật tiêu thụ: chim, khỉ, trâu, bò, hổ,…

Sinh vật phân giải: giun đất, vi khuẩn, nấm, địa y,..

c. Hệ sinh thái dưới nước

Hệ sinh thái dưới nước là một cộng đồng sinh vật và sự tương tác của chúng trong môi trường nước. Loại hệ sinh thái này không nhất thiết phải lớn. Một giọt nước chứa toàn bộ hệ sinh thái dưới nước vì các vi sinh vật trong giọt nước đó độc lập với các sinh vật bên ngoài và hoàn toàn được hỗ trợ bởi lượng nước nhỏ đó. Hệ sinh thái dưới nước chứa nhiều loại sinh vật, từ cá và bò sát đến các sinh vật cực nhỏ như vi khuẩn và nấm. Bao gồm hệ sinh thái nước ngọt (sông, suối, hồ) và hệ sinh thái nước mặn (rừng ngập mặn, rạn san hô, biển khơi).

Với môi trường sống gồm: thảm mục, đất, đá, nước, ánh sáng,..

Sinh vật sản xuất: tảo, rong, bèo, cây bụi ven bờ,…

Sinh vật tiêu thụ: cua, ốc, tôm, ếch, rắn, chim…

Sinh vật phân giải: giun, các vi sinh vật.

Ví dụ: Các đầm đầm nước, ao hồ,…

d. Hệ sinh thái nhân tạo

Không chỉ thiên nhiên mới tạo nên hệ sinh thái. Ngày nay, con người đã có thể tự tạo hệ sinh thái cho riêng mình. Đây là hệ sinh thái không tồn tại trong tự nhiên, rất đa dạng về kích cở, cấu trúc. Điển hình là thành phố, đồng ruộng, hồ nước nhân tạo, biển nhân tạo, một bể cá cảnh,…cũng có thể gọi là một hệ sinh thái hoàn chỉnh.

Ví dụ:

Những cánh đồng lúa ruộng bậc thang. Con người tạo ra môi trường không khí, đất, nhiệt độ,… thêm vào các thành phần hữu sinh như vi sinh vật, cỏ dại, châu chấu, cóc nhái,…Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả hay gia tăng năng suất còn thêm vào phân bón, tiến hành diệt trừ cỏ dại, sâu bệnh hại,…

Dưới sự kiểm soát của con người, hệ bao gồm những gì ưu thế nhất được lựa chọn cho từng mục đích.

Hệ sinh thái nhân tạo thường không có tính ổn định, tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và phải dựa hoàn toàn vào sự chăm sóc của người. Chỉ cần thiếu sự chăm sóc của con người một thời gian ngắn, hệ sinh thái này có thể bị suy thoái, phá hủy.


3. So sánh hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo?

Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo có những điểm giống và khác nhau:

Giống nhau:

     + Đều có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc, bao gồm thành phần chất vô sinh và thành phần chất hữu sinh. Thành phần vật chất vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật.

     + Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

Khác nhau:

     + Hệ sinh thái tự nhiên: có thành phần loài và kích thước rất đa dạng.

     + Hệ sinh thái nhân tạo có thành phần loài ít, do đó tính ổn định của hệ sinh thái thấp, dễ bị dịch bệnh. Hệ sinh thái nhân tạo nhờ được áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên sinh trưởng của các cá thể nhanh, năng suất sinh học cao…

------------------------------------

Bài viết trên đây là tổng hợp kiến thức về Thành phần vô sinh. Qua bài viết này, mong rằng các bạn sẽ bổ sung thêm cho mình thật nhiều kiến thức và học tập thật tốt nhé! Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đọc bài viết!

icon-date
Xuất bản : 24/06/2022 - Cập nhật : 24/06/2022