logo

Thành phần nào dưới đây không nằm ở lớp bì?

Trắc nghiệm: Thành phần nào dưới đây không nằm ở lớp bì? 

A. Tuyến nhờn 

B. Mạch máu 

C. Sắc tố da 

D. Thụ quan

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Sắc tố da       

Hãy cùng Top lời giải trang bị thêm kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Lớp biểu bì dưới đây nhé!


1. Da là gì?

- Da là lớp mô bên ngoài, thường mềm và đàn hồi bao phủ cơ thể của động vật có xương sống. Da có ba chức năng chính: bảo vệ, điều tiết và cảm giác. 

- Các lớp phủ động vật khác, chẳng hạn như bộ xương ngoài của động vật chân đốt, có nguồn gốc phát triển, cấu trúc và thành phần hóa học khác nhau. Ở động vật có vú, da là một cơ quan của hệ bì được tạo thành từ nhiều lớp mô ngoại bì và bảo vệ các cơ, xương, dây chằng và các cơ quan nội tạng bên dưới. Da của động vật lưỡng cư, bò sát và chim có bản chất khác nhau. Da (bao gồm cả mô da và mô dưới da) đóng những vai trò quan trọng trong việc hình thành, cấu trúc và chức năng của bộ phận xương ngoài như sừng của các loài bò (ví dụ: gia súc) và tê giác, gạc hươu, sừng hươu cao cổ và vảy của Tatu chín đai.

- Tất cả các loài động vật có vú đều có một ít lông trên da, ngay cả những loài động vật có vú ở biển như cá voi và cá heo. Da tiếp xúc với môi trường và là hàng phòng thủ đầu tiên khỏi các yếu tố bên ngoài. Ví dụ, da đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh[4] và sự mất nước. Các chức năng khác của nó là cách nhiệt, điều hoà nhiệt độ, nhận diện cảm giác và liên quan mật thiết đến sản xuất vitamin D. Da bị tổn thương nghiêm trọng có thể lành lại bằng cách hình thành mô sẹo. Các mô này đôi khi bị biến màu và mất sắc tố. Độ dày của da cũng thay đổi theo từng vị trí trên cơ thể. Ví dụ ở người, vùng da nằm dưới mắt và xung quanh mí mắt là vùng da mỏng nhất trên cơ thể với độ dày 0,5 mm và là một trong những vùng da đầu tiên xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như vết chân chim và nếp nhăn. Da lòng bàn tay và lòng bàn chân là vùng da dày nhất trên cơ thể, dày 4 mm. Tốc độ và chất lượng chữa lành vết thương trên da được thúc đẩy bởi sự tiếp nhận estrogen.

Thành phần nào dưới đây không nằm ở lớp bì?

2. Lớp biểu bì là gì?

- Lớp biểu bì: Là lớp ngoài cùng của da, lớp bảo vệ cơ thể, bán trong suốt, chỗ da dày có đủ 6 lớp tế bào nhưng tối thiểu gồm 2 lớp tế bào (lớp mầm và lớp phủ ngoài sừng hóa). Lớp biểu bì có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại mọi ảnh hưởng có hại của môi trường và sự xâm nhập của vi khuẩn, có tác dụng tổng hợp các vitamin D dưới tác động bức xạ của mặt trời. lớp biểu bì cũng chứa các tế bào sắc tố quyết định màu sắc của da và ngăn chặn không cho các tia cực tím đi sâu vào da. Một số các thành phần phụ của da cũng phụ thuộc biểu bì bao gồm: nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi ly tiết, tuyến mồ hôi ngoại tiết, răng, móng.

- Lớp biểu bì có độ dày trung bình khoảng 0.4 - 1.5 mm (tính theo độ dày chung của tất cả các vùng da trên cơ thể). Tùy theo khu vực, vùng da trên cơ thể mà độ dày của lớp biểu bì Epidermis sẽ khác nhau: như vùng mày sẽ có độ dày khoảng 0.5 mm.

- Lớp da này có nhiệm vụ sản xuất ra các tế bào da mới để thây thế tế bào đang dần hết hạn (tế bào da chết), các tế bào da mới được tạo ra sẽ đầy dần các tế bào da cũ đã hết hạn lên bề mặt trên cùng của lớp biểu bì, đây là một quy luật tự nhiên trong quá trình cấu tạo da, thời gian để các tế bào da ở lớp thấp nhất được đẩy lên lớp trên cùng và bong tróc đi sẽ mất khoảng 28 - 40 ngày.

- Màu của lớp da sẽ được quy định dựa trên số lượng hạt màu Melanin; được tạo ra bởi một loại tế bào gọi là Melanocytes bên trong lớp thấp nhất của biểu bì; tạo nên các màu da khác nhau. Nếu trong có nhiều hạt màu Melanin đồng nghĩa da sẽ đen và nếu số lượng hạt Melanin ít thì sẽ có làn da trắng. Một số vùng da cũng có màu hơi sậm, màu của da bên cạnh phụ thuộc vào hạt màu Melanin còn phụ thuộc vào màu máu bên trong lớp da thật làm cho da có màu hơi hồng ở những người có máu lưu thông tốt và cũng có thể làm da trông tối màu ở những người có bệnh huyết áp thấp. Bên cạnh đó còn tùy thuộc vào độ dày của da, có thể lấy ví dụ từ trẻ em do da có lớp da mỏng nên sẽ trông trắng hồng.


3. Biểu bì gồm những lớp nào?

- Lớp biểu bì là lớp trên cùng của da, thường được cấu tạo bởi 5 lớp nhỏ, đó là: lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng và lớp sừng.

a. Lớp đáy nền

- Lớp dưới cùng của lớp biểu bì được gọi là lớp đáy hay lớp nền (stratum basalem, basal layer). Đây là nơi có các tế bào gốc. Vì lớp đáy nằm ở dưới cùng nên nhiều sản phẩm đặc trị mà bạn bôi lên bề mặt da không thể thẩm thấu xuống được đến lớp này và phát huy tác dụng. Đó là lý do tại sao không nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da dạng bôi có chứa các tế bào gốc - các lớp trên cùng của da sẽ ngăn cản các hợp chất có kích thước hạt lớn như tế bào gốc tiếp cận đến lớp dưới cùng này.

- Lớp đáy là nơi các tế bào da mới gọi là tế bào sừng (keratinocyte) được sinh ra. Sau đó, các tế bào này di chuyễn lên trên, đẩy các tế bào cũ lên lớp cao hơn và tạo ra một quá trình gọi là sừng hóa (keratinization). Cuối cùng, khi các tế bào này lên đến lớp trên cùng của da, chúng sẽ đẩy các tế bào chết bong ra và thế vào vị trí rồi quá trình tiếp tục lặp lại. Quá trình thay da này thường kéo dài khoảng 26 - 40 ngày, tùy theo tuổi tác, di truyền, độ ẩm của da và các sản phẩm đang sử dụng trên da.

b. Lớp gai

- Lớp gai (stratum spinosum hay spiny layer) tạo nên sức mạnh cho lớp biểu bì của da. Đúng như cái tên, lớp gai được cấu tạo nên bởi nhiều điễm lồi lõm giống như gai nhọn với nhiệm vụ giữ các tế bào với nhau để da không bị rách hay phồng rộp.

c. Lớp hạt (stratum granulosum hay granular layer)

- Lớp quan trọng này được tạo nên bởi các hạt nhỏ có chứa các thành phần được sản sinh từ tế bào da. Keratin – thành phần tạo nên sức mạnh cho làn da - được chứa trong các hạt keratohyalin. Các tế bào lớp biểu bì được đặt tên là keratinocyte (tế bào sừng) vì chúng sản xuất ra keratin. Các tế bào sừng trong lớp này còn tạo ra lipid và yếu tố giữ ẩm tự nhiên (natural moisturizing factor - NMF) giúp cho làn da không bị ngấm nước và giữ lại độ ẩm bên trong da.

- Trong các lớp trên của lớp biểu bì (lớp sáng và lớp sừng), các hạt vỡ ra để giải phóng chất bên trong vào khoảng trống giữa các tế bào. Điều này sẽ cung cấp lipid cho lớp sáng và lớp sừng để tạo nên hàng rào bảo vệ da. Việc lạm dụng các sản phẩm có chứa hydroxyl acid, retinoid và các thành phần tẩy tế bào chết khác có thể làm hỏng lớp quan trọng này.

d. Lớp sáng

- Lớp sáng (stratum lucidum) được đặt tên như vậy vì đây là lớp không còn các hạt, do vây mà các tế bào ở đây không có nhân, trong suốt hoặc có màu sáng. Lớp tế bào mỏng này chỉ có ở lớp da dày của lòng bàn tay, ngón tay và lòng bàn chân.

e. Lớp sừng

- Lớp sừng (stratum corneum) là lớp trên cùng của lớp biểu bì và là lớp mà chúng ta có thể sờ thấy được. Lớp sừng thường có từ 15 đến 30 lớp tế bào với vai trò là lớp bảo vệ quan trọng. Các tế bào trong lớp này giúp ngăn chặn vi khuẩn, vi-rút và nấm xâm nhập vào các lớp da bên dưới, đồng thời bảo vệ cho các lớp mỏng manh bên dưới khỏi tác động của lực ma sát hay mài mòn. Đây là lớp làm cho da có cảm giác thô ráp khi khô.

- Lớp "hàng rào bảo vệ da" (skin barrier) với nhiệm vụ ngăn chặn sự bốc hơi nước cũng nằm ở đây. Toàn bộ lớp sừng liên tục được thay mới trong một quá trình được gọi là quá trình bong da (desquamation). Tế bào mới đi lên từ lớp đáy và đẩy các tế bào cũ trên bề mặt bong ra. Quá trình này thường mất khoảng 4 tuần. Các phương pháp như tẩy tế bào chết hay mài da nông (microdermabrasion) làm mịn bề mặt của lớp sừng này, giúp da phản chiếu ánh sáng tốt hơn và trông tươi tắn hơn.

icon-date
Xuất bản : 11/03/2022 - Cập nhật : 12/03/2022