logo

Khi nói về tật viễn thị, phát biểu nào sau đây đúng?

Trắc nghiệm: Khi nói về tật viễn thị, phát biểu nào sau đây đúng? 

A: Thói quen đọc sách quá gần có thể dẫn đến tật viễn thị. 

B: Người bị viễn thị phải đeo kính có mặt lồi ( kính hội tụ). 

C: Người bị viễn thị không có khả năng nhìn rõ các vật ở xa 

D: Người bị viễn thị có thể do cầu mắt dài bẩm sinh.

Trả lời:

Đáp án: B. Người bị viễn thị phải đeo kính có mặt lồi( kính hội tụ)

Giải thích:

- A sai vì thói quen đọc sách quá xa, nhìn xa thường xuyên khiến thể thủy tin luôn giãn, lâu dần mất tính đàn hổi, mất khả năng phồng lên gây ra tật viễn thị

- B đúng

- C sai vì người bị tật iễn thị không có khả năng nhìn rõ các ật ở gần

- D sai người viễn thị có thể do bẩm sinh cầu mắt ngắn hoặc giác mạc không đủ độ cong.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về tật viễn thị nhé


1. Viễn thị là gì?

- Viễn thị (Hyperopia, Hypermetropia, Farsightedness) là một vấn đề liên quan đến mắt khá phổ biến. Những người bị viễn thị có thể nhìn thấy những vật ở xa rất tốt, nhưng gặp khó khăn khi tập trung vào những vật ở gần.

- Viễn thị là sự sai lệch về khúc xạ khiến khi mắt ở trong trạng thái nghỉ ngơi, các tia sáng tới song song vào mắt sẽ hội tụ ở phía sau võng mạc. Muốn thấy rõ, mắt phải điều tiết để đưa ảnh từ sau về đúng trên võng mạc.

- Viễn thị bẩm sinh: một số trẻ em sinh ra đã bị mắc tật viễn thị. Trong đó, một số trẻ có khả năng hết viễn thị khi lớn, số khác có thể bị viễn thị tiến triển, cần điều chỉnh bằng kính.

Khi nói về tật viễn thị, phát biểu nào sau đây đúng?

- Các hậu quả của bệnh viễn thị:

+ Giảm chất lượng cuộc sống. Ở trẻ em, viễn thị không được điều trị có thể gây ra các vấn đề học tập.

+ Mỏi mắt: viễn thị không điều trị có thể khiến nheo mắt hoặc căng mắt để duy trì sự tập trung dẫn đến mỏi mắt và nhức đầu.

+ Mất an toàn khi lái xe hay vận hành thiết bị nặng


2. Triệu chứng và dấu hiệu viễn thị

Người viễn thị thỉnh thoảng sẽ thấy nhức đầu hoặc đau mắt, phải nheo mắt hoặc cảm thấy mệt mỏi khi làm việc ở khoảng cách gần. Nếu bạn có những dấu hiện này khi đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng, có thể bạn cần phải kiểm tra mắt và thay kính mới.


3. Nguyên nhân gây viễn thị?

Viễn thị xảy ra khi các tia sáng đi vào mắt hội tụ sau võng mạc. Người viễn thị có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Một số trẻ em sinh ra đã bị mắc tật viễn thị, và một số trẻ có khả năng hết viễn thị khi lớn. Đôi khi ta nhầm lẫn viễn thị với lão thị, vì cả hai đều gây ra khó khăn cho tầm nhìn gần, tuy nhiên nguyên nhân mắc hai tật này là khác nhau.


4. Những phương pháp nào dùng để điều trị viễn thị?

Khi nói về tật viễn thị, phát biểu nào sau đây đúng? (ảnh 2)

Viễn thị ở trẻ em thường không cần đến điều trị vì mắt của trẻ lúc này khá linh hoạt và bệnh sẽ được cải thiện từ từ theo thời gian.

Với người lớn, cách điều trị đơn giản nhất đó là sử dụng kính áp tròng hoặc keo mắt kiếng để điều chỉnh thị lực.

Với những người không muốn đeo kiếng, bác sĩ sẽ gợi ý phẫu thuật để điều trị viễn thị. Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật khúc xạ bằng tia laser để chữa trị giác mạc và điều chỉnh sao cho hình ảnh hội tụ ngay trên võng mạc.

Tuy nhiên, phương pháp này không an toàn như đeo kính vì có thể xảy ra một số biến chứng sau đây. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp nhất tùy theo tình trạng sức khỏe mắt của bạn


5. Phòng ngừa bệnh Viễn thị

- Các phương pháp để bảo vệ đôi mắt và tầm nhìn:

+ Khám mắt định kỳ

+ Kiểm soát các bệnh mạn tính như đái tháo đường hay tăng huyết áp

+ Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ăn các loại thực phẩm hoa quả tươi và rau màu như cà rốt, khoai lang và dưa hấu có chứa vitamin A và beta carotene.

+ Tránh hút thuốc

+ Học tập và làm việc trong môi trường có đầy đủ ánh sáng

+ Khám bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường

+ Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính mát chắn tia cực tím

+ Đeo kính đúng theo y lệnh của bác sĩ

icon-date
Xuất bản : 11/03/2022 - Cập nhật : 12/03/2022