logo

Thành phần nào chiếm 55% thể tích của máu?

Câu hỏi: Thành phần nào chiếm 55% thể tích của máu?

A. Hồng cầu 

B. Bạch cầu 

C. Huyết tương 

D. Tiểu cầu 

Lời giải: 

Đáp án đúng: C. Huyết tương

Thành phần chiếm 55% thể tích của máu là huyết tương.

Giải thích:

Máu người có thành phần huyết tương chiếm khoảng 55% huyết tương, và 90% thành phần của huyết tương là nước. 10% còn lại bao gồm các chất khoáng, hormone, điện giải, chất thải và các chất dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

[CHUẨN NHẤT] Thành phần nào chiếm 55% thể tích của máu?

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về máu nhé!

1. Máu là gì?

Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như cacbon dioxidevà axit lactic. Máu cũng là phương tiện vận chuyển của các tế bào (cả tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể lẫn tế bào bệnh lý) và các chất khác nhau (các amino acid, lipid, hormone) giữa các tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Các rối loạn về thành phần cấu tạo của máu hay ảnh hưởng đến sự tuần hoàn bình thường của nó có thể dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác nhau.

Máu gồm 2 thành phần: huyết tương và các tế bào máu

- Huyết tương:

+ Phần lỏng của máu, chiếm 55% thể tích máu, chứa 90% nước và 10% các chất hòa tan

Các chất hòa tan gồm: chất dinh dưỡng (protein, gluxit, vitamin, lipit), nội tiết tố, khoáng thể, muối khoáng, chất thải của tế bào ure, axit uric...

+ Đặc điểm: màu vàng nhạt, lỏng      

- Các tế bào máu:

+ Chiếm: 45% thể tích máu

+ Đặc điểm: đặc quánh, đỏ thẫm

+ Gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu

* Huyết tương: là nơi vận chuyển, đồng thời là môi trường chuyển hóa của các quá trình trao đổi chất.

* Hồng cầu: có hình đĩa, lõm hai mặt, không có nhân, chứa Hb (hemoglobin - huyết sắc tố) có đặc tính khi kết hợp với oxi có màu đỏ tươi và khi kết hợp với CO2 có màu đỏ thẫm

- Chức năng: Hồng cầu vận chuyển oxi từ phổi về tim tới các tế bào, vận chuyển CO­2 từ các tế bào về tim đến phổi.

2. Lượng máu có trong cơ thể của người bình thường là bao nhiêu?

Lượng máu trong cơ thể người tương đối ổn định và phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi, giới, cân nặng... Lượng máu tỉ lệ thuận với trọng lượng cơ thể, mỗi người có trung bình từ 70 - 80ml máu/kg cân nặng. Nhờ cơ chế điều hòa giữa máu sinh ra ở tủy xương và máu bị mất đi hàng ngày mà lượng máu tương đối ổn định. Tuy nhiên, nếu bị mất đi một lượng máu quá lớn hoặc chức năng sinh máu của tủy xương bị rối loạn thì lượng máu trong cơ thể sẽ mất ổn định.

Các hoạt động của cơ thể như khi mất nhiều mồ hôi hoặc mất nước thì máu sẽ bị cô đặc và lượng máu có thể giảm. Bên cạnh đó lượng máu trong cơ thể sẽ bị thay đổi do trường hợp bệnh lý như thiếu máu do mất máu, do suy tủy.... Nếu mất trên 1/3 tổng lượng máu thì cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng của nhiều cơ quan, có thể gây sốc, thậm chí bị tử vong.

3. Một số bệnh về máu nguy hiểm:

Thiếu máu

Thiếu máu là một căn bệnh khá phổ biến và xảy ra khi tế bào hồng cầu gặp những vấn đề bất thường. Khi người bệnh bị thiếu máu ở mức độ nhẹ sẽ không xuất hiện các dấu hiệu điển hình nào. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng hơn, chúng ta có thể phát hiện thông qua những dấu hiệu như da dẻ xanh xao, đau đầu, rối loạn nhịp tim, cơ thể mệt mỏi hoặc khó thở,…

Rối loạn đông máu

Mọi rối loạn tiểu cầu đều có thể cản trở khả năng đông máu. Do vậy, bệnh nhân bị các rối loạn tiểu cầu có thể bị chảy máu quá nhiều hoặc đông máu quá mức. Nếu hình thành các cục máu động, cần sử dụng các thuốc chống đông máu.

Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là căn bệnh xảy ra khi bị virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào máu khiến cho người bệnh xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim, sốt cao, tụt huyết áp và khó thở. 

Xuất huyết giảm tiểu cầu

Đây là bệnh lý xuất huyết liên quan đến tình trạng suy giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Những người mắc phải bệnh này thường rất dễ bị bầm tím, chảy máu hoặc nổi các nốt ban xuất huyết. Khi bệnh biến triển đến mức độ nghiêm trọng có thể gây ra xuất huyết ở màng não, đường niệu hoặc tiêu hoá, và gây nhiều rối loạn chức năng khác của cơ thể,…

icon-date
Xuất bản : 11/12/2021 - Cập nhật : 11/12/2021