logo

Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí kết các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp như thế nào?

icon_facebook

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí kết các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp như thế nào” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Lịch sử 8.


Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp như thế nào?

Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:

- Nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp và chống triều đình. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân được đẩy mạnh hơn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh 

=> Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động.

Hãy để Top lời giải giúp bạn bổ sung kiến thức thông qua bài tìm hiểu về Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884  dưới đây nhé !


Kiến thức tham khảo về Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884


1. Hiệp ước 1883 (Hiệp ước Hác Măng)

a. Bối cảnh ra đời của hiệp ước 1883

Đầu thập niên 1880, quân Pháp chủ trương xâm lăng và tìm cách gây hấn tại Bắc Kỳ. Năm 1882, thủ phủ Hà Nội thất thủ, Pháp chiếm được toàn bộ miền trung châu Bắc Kỳ. Trong khi đó, sau khi triều đình Huế gửi cầu viện, dưới danh nghĩa giúp nhà Nguyễn, quân Thanh đã vượt biên giới vào Bắc Kỳ mở đầu cuộc chiến Pháp- Thanh.

b. Nội dung hiệp ước Hác Măng (1883)

Một nội dung chủ yếu của Hiệp ước là chia Việt Nam làm ba kì (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ). Từ phía bắc tỉnh Bình Thuận trở vào nam gọi là Côsanhsin (Cochinchine), tức Nam Kỳ và được coi là thuộc địa của Pháp; từ địa giới phía bắc tỉnh Bình Thuận trở ra tới Đèo Ngang gọi là An Nam, tức Trung Kỳ; từ Đèo Ngang trở ra gọi là Tông canh (Tonkin), tức Bắc Kỳ. An Nam và Tonkin hợp lại gọi là Vương quốc An Nam (Empira dAnnam) do Hoàng đế An Nam trị vì, nhưng phải đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, ai muốn đi vào đất Trung Kỳ đều phải có giấy nhập cảnh do những viên chức cao cấp nhất của giới cầm quyền Pháp cấp và phải được Nam triều chuẩn y. Thực dân Pháp bắt triểu đình Huế phải gọi toàn bộ số quân lính đã gửi ra chiến trường Bắc Kỳ trở về và đình ngay mọi hoạt động quân sự, phải ra lệnh cho các quan lại Bắc Kỳ trở lại làm việc như cũ, nơi nào khuyết phải bổ sung ngay và nhà cầm quyền Pháp đề cử ai thì triều đình phải làm mọi thủ tục để bổ dụng ngay (Điều 5). Thực dân Pháp bắt triểu đình Huế phải cho lưu hành khắp Trung Kỳ và Bắc Kỳ loại tiền do Ngân hàng Đông Dương phát hành. Như vậy, cùng một lúc tại Việt Nam tồn tại và lưu hành 3 đồng tiền: tiền Việt Nam (quan, tiền, tiền đồng,...); đồng bạc Mễ Tây Cơ, tức đồng bạc hoa xoè và đồng Đông Dương (Điều 27). Điều ước quốc tế đa phương được kí kết ngày 25.3.1957 tại Rôma (Italia), có hiệu lực từ 01.01.1958 giữa 6 quốc gia sáng lập viên của Cộng đồng kinh tế châu Âu (Bỉ, Pháp, Hà Lan, Luxembua, Cộng hoà Liên bang Đức và Italia) để hình thành các mục tiêu và nguyên tắc của Cộng đồng châu Âu. Hiệp ước này đặt nền móng cho quá trình tháo bỏ sự hạn chế thương mại giữa các quốc gia hội viên, ấn định việc tự do di chuyển nhân lực, tài sản, tư bản giữa các nước thành viên, điều hòa các chính sách thuế và trợ giúp các khu vực nghèo đói.


2. Hiệp ước 1884 (hiệp ước Patơ nốt)

a. Nguyên nhân Pháp lại kí với triều đình Huế bản hiệp ước Patơ nốt (1884) vì:

Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên sôi nổi đứng lên kháng chiến. 

Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí kết các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp như thế nào?

Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884

b. Nội dung hiệp ước Patơ nốt

+ Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì, nhập vào Nam Kì thuộc Pháp.

+ Ba tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh sát nhập vào Bắc Kì.

+ Triều đình chỉ được cai quản Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.

+ Việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm.

+ Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

=> Với hiệp ước này, nhà nước phong kiến Việt Nam với tư cách một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sụp đổ, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng thàng Tám năm 1945.


3. Thái độ của quan lại, nhân dân và trách nhiệm của nhà Nguyễn để mất nước ra sao?

a. Thái độ của một bộ phận quan lại và nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:

+ Quan lại: Một bộ phận sĩ phu, văn thân triều đình như Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện... phản đổi lệnh bãi binh, không đồng tình với quyết định của nhà vua.

+ Nhân dân: Vô cùng căm phẫn cả triều đình Huế lẫn bọn thực dân Pháp. Từ đó, khiến cho các phong trào kháng chiến chống Pháp được nổ ra liên tục và mạnh mẽ hơn.

b. Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước: Có thể nói, từ khi thành lập, nhà Nguyễn cũng đã có những đóng góp trong việc xây dựng, mở mang bờ cõi nước ta... Tuy nhiên, đến giai đoạn khủng hoảng và suy thoái thì nhà Nguyễn không còn làm tốt trọng trách giữ gìn và bảo vệ đất nước. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhà Nguyễn đã bỏ hết trách nhiệm của mình, thẳng tay dâng đất nước cho giặc, phó mặc số phận của đất nước, của nhân dân cho Pháp. Đó là điều nhân dân rất phẫn nộ.

icon-date
Xuất bản : 05/04/2022 - Cập nhật : 14/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads