Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Nhân dân Bắc Kì đã phối hợp với quân đội triều đình để kháng chiến chống Pháp như thế nào” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Lịch sử 8.
- Khi quân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến:
+ Nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc, họ tổ chức thành đội ngũ để tham gia bảo vệ thành.
+ Việc Tổng đốc Hoàng Diệu hi sinh với thành Hà Nội đã nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất cho nhân dân.
- Sau khi thành mất, cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra rất quyết liệt:
+ Nhân dân Hà Nội không bán lương thực cho Pháp, phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp lũy, tạo ra các đội dân dũng,…
+ Quân dân ở các địa phương sôi nổi chống giặc: đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy,... để cản giặc.
+ Ngày 19-5-1883, Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai.
Hoàng Diệu tên thật là Hoàng Kim Tích, sau mới đổi là Hoàng Diệu, tự là Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai. Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Kỷ Sửu 14 tháng 3 năm (1829), trong một gia đình có truyền thống nho giáo tại làng Xuân Đài, xã Điện Quang, tỉnh Quảng Nam (nay là thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
Thân sinh Hoàng Diệu là Hoàng Văn Cự làm hương chức, thân mẫu là Phạm Thị Khuê tần tảo làm ruộng chăn tằm. Hai cụ sinh được 11 người con, 8 trai, 3 gái, 6 người đỗ đạt: một Phó bảng, ba cử nhân và hai tú tài. Một trong những hậu duệ của ông là nhà toán học Hoàng Tụy.
Hoàng Diệu là người nổi bật nhất trong số các anh em trong gia đình. Năm 20 tuổi ông đã đồng đỗ Cử nhân với anh trai Hoàng Kim Giám (khi ấy 23 tuổi) khoa Mậu Thân (1848) trong khoa thi Hương tại Thừa Thiên, năm 25 tuổi đỗ Phó bảng khoa Quý Sửu(1853), thời vua Tự Đức. Năm 1851, ông được vua Tự Đức bổ nhiệm làm Tri huyện Tuy Phước rồi Tri phủ Tuy Viễn (Bình Định).
Tháng 9 năm Giáp Tý (1864), Đặng Huy Trứ đang làm Bố chánh Quảng Nam, trong một tờ sớ tiến cử người hiền tài, viết: “Hoàng Diệu, nguyên Tri huyện Hương Trà, Phó bảng xuất thân là người cương trực, mẫn cán, tại phủ huyện cai trị không nhiễu dân, được sở dân tin yêu, khi ra đi mọi người đều nhớ. Những người như vậy không có nhiều. Nếu được nhà vua bỏ qua lỗi lầm mà đem dùng thì ở huyện là một tri huyện hiền tài”. Ngay sau đó, Hoàng Diệu được phục chức tri huyện.
Năm 1878, Quảng Nam xảy lụt lớn, Tự Đức biết ông là người chính trực, am hiểu dân tình, phong tục đất Quảng, trao cho ông chức Khâm sai đại thần cầm cờ tiết có bốn chữ “tiện nghi hành sự”, lo việc chẩn tế an dân. Cũng năm 1878, Hoàng Diệu nhận chức Tham tri bộ Lại, năm 1879 thăng Thượng thư bộ Binh. Đầu năm 1880, Hoàng Diệu nhận chức Tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội-Ninh Bình) kiêm trông coi việc thương chính.