Thực vật được cấu tạo bởi các tế bào cũng như ngôi nhà được xây dựng bởi các viên gạch. Nhưng các ngôi nhà không thể tự lớn lên mà thực vật lại lớn lên được. Cơ thể thực vật lớn lên do sự tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia và tăng kích thước của từng tế bào do sự lớn lên của tế bào. Vậy bạn có biết tế bào lớn lên như thế nào không? Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung dưới đây nhé!
Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi sinh vật bao gồm cả con người. Mỗi loài sinh vật sẽ có số lượng tế bào khác nhau. Trong cơ thể con người có tới hàng nghìn tỷ tế bào khác nhau. Có nhiều loại tế bào khác nhau, mỗi loại tế bào trong cơ thể người sẽ đảm nhiệm một chức năng riêng.
Cấu tạo tế bào gồm: Màng sinh chất, chất tế bào, nhân
a. Màng sinh chất (màng tế bào)
Màng tế bào là ranh giới ngăn cách tế bào và môi trường bên ngoài. Thành phần chính gồm protein, lipid và một số carbohydrate khác như glycoprotein glycolipid. Các thành phần màng tế bào được sắp xếp thành 2 lớp lipid kép có tính phân cực ở bên trong và bên ngoài màng.
b. Chất tế bào
Trong chất tế bào có các bộ phận:
+ Lưới nội chất: Tổng hợp và vận chuyển các chất
+ Ribôxôm: Nơi tổng hợp protein.
+ Ti thể: Tham gia hô hấp giải phóng năng lượng.
+ Bộ máy Gôngi: Thu nhận, hoàn thiện, phân phối các sản phẩm, bài tiết chất bã ra ngoài.
+ Trung thể: Tham gia các quá trình phân chia tế bào.
c. Nhân
Nhân là nơi diễn ra các hoạt động di truyền của tế bào, cấu tạo gồm màng nhân, dịch nhân, hạt nhân và chất nhiễm sắc:
Tế bào con sinh ra rất bé, sau một thời gian nhờ quá trình trao đổi chất, tế bào lớn lên bằng cách tăng dần kích thước đến một mức nhất định và tế bào lớn lên được nhờ quá trình trao đổi chất
Khi tế bào lớn lên và đạt tới một kích thước nhất định thì chúng sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới. Sự phân chia tế bào làm tăng số lượng tế bào của cơ thể và thay thế các tế bào bị thương hay chết.
Từ một tế bào ban đầu sau mỗi lần phân chia tạo ra hai tế bào mới gọi là sự phân bào.
Công thức tính số tế bào (N) sau n lần phân chia: N = 2n