logo

Hình dạng kích thước của tế bào thực vật

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: Hình dạng của tế bào thực vật:

Các tế bào thực vật có hình dạng rất khác nhau, nó tùy thuộc vào từng loài và từng mô thực vật. Ví dụ: rong tiểu cầu (Chlorella sp.) có tế bào hình cầu; tế bào ruột cây bấc có hình như những ngôi sao; còn đa số tế bào có hình khối nhiều mặt, hình chữ nhật hoặc hình thoi, v.v…

Kích thước của tế bào thực vật:

Kích thước các tế bào thực vật cũng biến đổi rất nhiều ở các loại mô cũng như các loài thực vật khác nhau. Đa số tế bào có kích thước hiển vi, nghĩa là bằng mắt thường không nhìn thấy được, trừ một số tế bào rất lớn như “tép” bưởi, sợi đay, sợi gai. Kích thước trung bình của tế bào mô phân sinh thực vật bậc cao là 10 – 30 micromet (tế bào vi khuẩn vào khoảng vài micromet, đối với virus thì kính hiển vi quang học cực mạnh cũng không phân biệt được).

Để giúp các bạn hiểu hơn về tế bào thực vật, Top lời giải đã mang đến bài tìm hiểu sau, mời các bạn theo dõi.


1. Tế bào thực vật là gì?

Hình dạng kích thước của tế bào thực vật

- Mỗi cơ thể động, thực vật đều bao gồm những thể tồn tại hoàn toàn độc lập, riêng rẽ và tách biệt được gọi là tế bào.

- Mỗi một tế bào bất kỳ của một cơ thể sinh vật đa bào đều có khả năng để phát triển thành một cá thể hoàn chỉnh. Mang đặc tính chứa đầy đủ toàn bộ lượng thông tin di truyền cần thiết của cả sinh vật đó, mỗi tế bào riêng rẽ của một cơ thể đa bào nếu gặp điều kiện thích hợp thì có thể phát triển thành một cơ thể sinh vật hoàn chỉnh.

- Tế bào cực kì đa dạng, khác nhau về hình thái, kích thước, cấu trúc và cả chức năng.

>>> Xem thêm: Cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo tế bào động vật và tế bào thực vật


2. Hình dạng kích thước của tế bào thực vật

Hình dạng của tế bào thực vật:

Các tế bào thực vật có hình dạng rất khác nhau, nó tùy thuộc vào từng loài và từng mô thực vật. Ví dụ: rong tiểu cầu (Chlorella sp.) có tế bào hình cầu; tế bào ruột cây bấc có hình như những ngôi sao; còn đa số tế bào có hình khối nhiều mặt, hình chữ nhật hoặc hình thoi, v.v…

Kích thước của tế bào thực vật:

Kích thước các tế bào thực vật cũng biến đổi rất nhiều ở các loại mô cũng như các loài thực vật khác nhau. Đa số tế bào có kích thước hiển vi, nghĩa là bằng mắt thường không nhìn thấy được, trừ một số tế bào rất lớn như “tép” bưởi, sợi đay, sợi gai. Kích thước trung bình của tế bào mô phân sinh thực vật bậc cao là 10 – 30 micromet (tế bào vi khuẩn vào khoảng vài micromet, đối với virus thì kính hiển vi quang học cực mạnh cũng không phân biệt được).


3. Tế bào thực vật gồm những thành phần nào?

Hình dạng kích thước của tế bào thực vật

Thành phần chính của tế bào thực vật

Thành phần Đặc điểm và chức năng
Vách tế bào (chỉ có ở tế bào thực vật)  Giúp cho tế bào có hình dạng nhất định.
Màng sinh chất Bao bọc ngoài chất tế bào.
Chất tế bào Là chất keo lỏng, bên trong chứa các bào quan như lục lạp, … và là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
Nhân Thường chỉ có 1 nhân, cấu tạo phức tạo, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Không bào Không bào trung tâm được bao quanh bởi một màng gọi là tonoplast. Không bào trung tâm có nhiều chức năng. Bên cạnh việc lưu trữ, vai trò chính của không bào là duy trì áp suất tương đối với thành tế bào. Protein được tìm thấy trong tonoplast kiểm soát lượng nước vào và ra khỏi không bào. Không bào trung tâm cũng lưu trữ các sắc tố quyết định màu sắc các loài hoa.
Lục lạp Lục lạp thu năng lượng ánh sáng từ mặt trời và kết hợp với nước và carbon dioxide để sản xuất đường cho thực vật. Lục lạp trông giống như đĩa phẳng và thường có đường kính từ 2 đến 10 micromet và dày 1 micromet. 

Ngoài ra tế bào thực vật còn có những thành phần sau:

- Màng tế bào ( Màng Plasma)

Đây là lớp bảo vệ bao quanh mọi tế bào và ngăn cách nó với môi trường bên ngoài. Nó nằm ở vị trí bên trong thành tế bào và được tạo thành từ các lipid (chất béo) và protein phức tạp.

- Ribosome

Đây là những cấu trúc vòng nhỏ tạo ra protein. Chúng được tìm thấy trong tế bào chất hoặc nằm trong lưới nội chất.

- Lưới nội chất (ER)

ER là một hệ thống màng bao gồm các túi gấp và đường hầm. ER giúp di chuyển các protein bên trong tế bào cũng như xuất chúng ra bên ngoài tế bào. Có hai loại lưới nội chất.

- Lưới nội chất thô

Lưới nội chất thô được bao phủ bởi các ribosome.

- Lưới nội chất trơn: không có ribosome

- Bộ máy Golgi

Bộ máy Golgi là bộ phận phân phối và vận chuyển các sản phẩm hóa học của tế bào. Nó điều chỉnh các protein và chất béo được xây dựng trong lưới nội chất và chuẩn bị chúng để xuất ra ngoài tế bào.

- Ty thể

 Đây là cỗ máy quan trọng của của tế bào. Nó chuyển đổi năng lượng dự trữ trong thức ăn (đường và chất béo) thành các phân tử giàu năng lượng mà tế bào có thể sử dụng (gọi tắt là Adenosine triphosphate  –  ATP  ).

- Lysosome

Lysosome là trung tâm tiêu hóa của tế bào, sản xuất ra nhiều loại enzyme khác nhau có khả năng phân hủy thức ăn và tái chế các thành phần bị bào mòn hoặc chết của tế bào.

>>> Xem thêm: Tại sao tế bào thực vật không có lysosome nhưng vẫn thực hiện được chức năng tiêu hoá nội bào?


4. Các lĩnh vực áp dụng tế bào thực vật

Sinh lý học thực vật

- Sinh lý học thực vật là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về chức năng, cấu trúc, quá trình trao đổi chất của tế bào thực vật.

- Đó là những quá trình cơ bản xảy ra hàng ngày trong cơ thể tế bào thực vật như hô hấp, quang hợp, tổng hợp và chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, các nhà khoa học nghiên cứu về sinh lý học thực vật cũng quan tâm đến tính hướng đất và hướng sáng của thực vật, quá trình nảy mầm của hạt giống, chức năng ngủ nghỉ tế bào và khả năng mở đóng khí khổng.

Sinh học phân tử của tế bào

Đây là khái niệm mà khi nhắc đến có thể hiểu là lĩnh vực khoa học chuyên nghiên cứu về ba đại phân tử của tế bào là DNA, RNA và Protein. Các nhà khoa học sẽ tập trung vào nghiên cứu cấu trúc, chức năng, mối quan hệ tương tác giữa các đại phân tử này với nhau.

Công nghệ sinh học thực vật

Thông qua các hoạt động sinh sản vô tính của tế bào thực vật cũng như quá trình lai tạo, lai ghép, chọn lọc tính trạng có điều kiện. Công nghệ sinh học thực vật sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích, điều hướng các hoạt động này nhằm hướng đến mục đích có lợi cho con người.

Ứng dụng của ngành này thì vô cùng to lớn. Công nghệ này giúp chúng ta sản xuất các sản phẩm sinh học có chất lượng cao ở quy mô công nghiệp với số lượng lớn, phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của con người. Đồng thời giúp giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao như hiện nay.

-----------------------------

Vừa qua Top lời giải đã mang đến cho các bạn câu trả lời chính xác nhất về Hình dạng kích thước của tế bào thực vật. Hi vọng cùng với bài mở rộng Tế bào thực vật, các bạn có thể đạt kết quả cao hơn trong học tập.

icon-date
Xuất bản : 13/06/2022 - Cập nhật : 13/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads