Câu trả lời đúng nhất:
Hình dạng và tế bào cơ trơn
- Tế bào cơ trơn có hình thoi, đầu nhọn và có 1 nhân. Tế bào không có vân ngang.
- Mô cơ trơn tạo nên thành của các nội quan có hình ống ruột, dạ dày, mạch máu, bóng đái...
Để hiểu rõ hơn Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo thế nào? Toploigiai mời các bạn đọc bài viết sau
Trước khi tìm hiểu về tế bào cơ trơn, hãy kể tên những tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết? Chắc hẳn, các loại tế bào như tế bào trứng có hình cầu, tế bào thần kinh, tế bào xương có hình sao đã quá quen thuộc với chúng ta. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu thêm về một loại tế bào mới, đó là tế bào cơ trơn nhé.
a. Tế bào cơ trơn là gì?
Tế bào cơ trơn là thành phần cấu tạo nên mô cơ trơn – một trong 3 loại mô cơ trong cơ thể của người và động vật. Các tế bào cơ trơn khi được kết hợp lại sẽ tạo thành mô cơ trơn. Loại mô này thường được phân bổ ở xung quanh của các cơ quan rỗng hay các ống trong cơ thể. Tiêu biểu như dạ dày, ruột, bàng quang, mạch máu…
Tuy nhiên, các tế bào cơ trơn cũng có thể đứng riêng lẻ ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể người. Đặc biệt là trong các bó nhỏ của tế bào như lông, tóc hay da…
b. Chức năng của cơ trơn là gì?
Cơ trơn là loại cơ yếu nhất trong ba loại cơ. Nhưng nó lại đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng của cơ thể.
Cơ trơn được kích hoạt tự động. Khác với cơ vân, chúng ta thậm chí không biết chúng đang hoạt động. Cơ trơn không phụ thuộc vào suy nghĩ có ý thức, hay nói cách đơn giản là chúng ta không thể dùng suy nghĩ của mình để điều khiển hoạt động của cơ trơn. Cơ trơn cũng co thắt để đáp ứng với các kích thích và xung thần kinh.
Khi cơ trơn co bóp, chuyển động bước sóng của nó sẽ đẩy mọi thứ qua hệ thống cơ thể như thức ăn qua dạ dày, nước tiểu qua bàng quang,...
- Tham gia vào chức năng lưu thông máu, không khí trong cơ thể
Các cơ trơn có thể giúp duy trì huyết áp và lưu thông trong trường hợp mất máu hoặc mất nước. Khi chúng giãn rộng sẽ tăng lưu lượng máu trong thời gian tập luyện cường độ cao, khi cơ thể cần nhiều oxy hơn.
Trong cấu tạo của phế quản có lớp cơ trơn được gọi là cơ Reissessen. Lớp cơ này có khả năng giãn rộng giúp cho việc lưu thông không khí được dễ dàng hơn.
- Tham gia vào chức năng đi tiểu của cơ thể
Cơ trơn là một trong các thành phần cấu tạo nên đường tiêu hóa của cơ thể kéo dài từ miệng đến hậu môn.
Thức ăn có thể di chuyển qua đường tiêu hóa là nhờ các chuyển động giống như sóng, còn gọi là nhu động do cơ trơn tạo ra. Cơ trơn trong đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già) co lại và giãn ra sẽ tạo thành các chuyển động trên, đẩy thức ăn từ thực quản vào dạ dày.
Các cơ phía trên của dạ dày giãn ra cho phép thức ăn đi vào, trong khi các cơ ở phía dưới trộn thực ăn với dịch tiêu hóa. Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày được tống xuống ruột non, sau đó xuống ruột già tạo thành phân và được đưa ra ngoài cơ thể. Tất cả đều nhờ chuyển động của cơ trơn, còn được gọi là nhu động ruột.
- Tham gia vào chức năng sinh con ở phụ nữ
Trong quá trình mang thai, các cơ trơn ở tử cung sẽ giãn rộng để cho thai nhi phát triển. Khi chuyển dạ, các cơ này sẽ giãn rộng và co lại để đẩy em bé ra ngoài qua âm đạo.
Cùng với đó là hoạt động của các cơ sàn chậu giúp hướng đầu em bé xuống phía âm đạo, để ra ngoài.
- Tham gia vào chức năng điều tiết đồng tử
Tùy theo lượng ánh sáng chiếu vào mắt chúng ta mà đồng tử sẽ co lại hoặc giãn ra. Những động tác này phụ thuộc vào chuyển động của các cơ trơn ở mắt.
c. Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo thế nào?
Hình dạng của tế bào cơ trơn là hình thoi, nhọn hai đầu. Tùy vào từng vị trí mà chiều dài của chúng cũng sẽ khác nhau.
Cấu tạo của loại tế bào này chỉ có một nhân chứa 1 – 2 hạt nhân và không có vân ngang. Ở giữa của tế bào cơ trơn phình ra các sợi cơ có hình dạng khác nhau. Thường là hình trứng hoặc hình que bị gãy khúc. Ngoài ra, tế bào cơ trơn cũng có tế bào chất chứa nhiều myoglobin và các hạt glycogen.
* Cấu tạo của tế bào cơ trơn còn có một số đặc điểm sau:
- Màng tế bào của tế bào gồm các bào tương và màng đáy.
- Lưới nội bào phát triển chưa hoàn thiện
- Bên ngoài màng đáy của màng tế bào có những sợi tạo keo để gắn các sợi cơ với nhau.
Mô cơ trơn là một trong 3 loại mô cơ trong cơ thể người và động vật. Vậy hai loại còn lại là gì? Đó chính là mô cơ vân và mô cơ tim – hai loại mô cơ vô cùng quan trọng. Đặc điểm của cơ vân cơ trơn cơ tim là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
a. Mô cơ vân
Giống như tên gọi, mô cơ vân có cấu tạo từ nhiều vân ngang và nhiều nhân. Đây là điểm khác biệt nhằm phân biệt giữa mô cơ vân và mô cơ trơn. Vị trí của mô cơ vân thường gắn với xương. Vì thế nó có khả năng co dãn tốt nhất trong 3 loại mô cơ. Chức năng chính của mô cơ vân là co lại và phình ra để giúp các bộ phận hoạt động hiệu quả.
b. Mô cơ tim
- Tương tự như cơ trơn, cơ tim được điều khiển bởi hệ thống thần kinh tự động (autonomic nervous system), các hormone và một phần có thể co giãn tự nhiên. Cơ tim tạo thành một lớp trung gian dày giữa lớp ngoài của thành tim (màng ngoài tim) và lớp bên trong (màng trong tim), với máu được cung cấp qua lưu thông mạch vành. Các tế bào cơ tim (cardiomyocytes) kết hợp với nhau bằng đĩa xen kẽ, được bọc bởi các sợi collagen và các chất khác tạo thành ma trận ngoại bào.
- Các co duỗi cơ tim gần tương tự với cơ xương. Một kích thích điện dưới hình thức một điện áp hoạt động tim được phân phối theo một mô hình nhịp nhàng sẽ kích thích giải phóng canxi từ khu chứa canxi bên trong của tế bào - mạng lưới sarcoplasmic. Lượng canxi tăng lên làm cho myofilaments của tế bào trượt qua nhau trong một quá trình gọi là khớp nối co giãn kích thích.
* Nhiệm vụ của cơ tim
- Chức năng chính của cơ tim là tự co giãn theo một thể thống nhất do sự gắn kết chặt chẽ giữa các sợi cơ. Trong quá trình co giãn, cơ tim có nhiệm vụ đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn.
- Các sợi cơ tim phản ứng theo cùng một cách thức trong trường hợp bệnh lý như cùng phì đại khi hoạt động quá tải hoặc hoại tử thành những mô xơ khi thiếu cung cấp máu.
Trong cơ thể người và động vật, mô cơ, mô liên kết, mô biểu bì và mô thần kinh là 4 loại mô chính, có chức năng và vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Vậy bốn loại mô chính của cơ thể là gì chức năng của chúng thế nào? Chúng ta đã tìm hiểu trong những bài viết trước.
Trong bài viết này, sau khi đã tìm hiểu tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo thế nào, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu sâu hơn về cấu tạo và sự giống và khác nhau của chúng nhé.
Bảng so sánh mô biểu bì và mô liên kết
Các loại mô |
Vị trí |
Cấu tạo |
Chức năng |
Mô biểu bì | Bao bọc bên ngoài cơ thể và lót phía trong các ống nội quan | Cấu tạo từ nhiều tế bào xếp sít vào nhau | Bảo vệ và hấp thụ các chất, tiết những chất cần thiết để nuôi cơ thể |
Mô liên kết | Xuất hiện ở lớp phía dưới của da, gân, sụn, xương… | Cấu tạo từ nhiều tế bào nằm trong chất cơ bản | Nâng đỡ máu và vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết |
-------------------------------------
Như vậy, Toploigiai đã giải đáp Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo thế nào? Hi vọng các bạn có những kiến thức bổ ích sau khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tập tốt.