logo

Tản văn là gì?

Tản văn là gì?

    Tản văn là một trong những thể loại văn học và không ngừng được biển đổi qua các thời đại. Trong thời hiện đại ngoài các tác phẩm văn học như thơ, ca, kịch, tiểu thuyết, còn cả những thể loại khác như tiểu phẩm, tùy bút, truyền kí,…

    Thể loại "tản văn" này khá đa dạng và phong phú với đề tài rộng, phong phú và không bị eo hẹp về không gian và thời gian.

    Người ta thường gọi là "tản văn" bởi cách viết của tản văn không chăm chút từ ngữ, câu lệ mà là trần thuật một sự việc diễn ra, hay là miêu tả hình tượng nhân vật, có thể mượn vật để truyền tải tình cảm, tâm tư, hoặc phát biểu quan điểm.


Những đặc điểm của tản văn

Tính chữ tình

    Nhà thơ có thể sáng tác tản văn là do có cảm nhận và có sự giãi bày từ những gì mà họ cảm nhận, tận mắt thấy hoặc hưng phấn, hoạt động trong sinh hoạt, học tập, đọc sách, suy nghĩ cho đến tham quan du lịch. Nói chung là sự trải nghiệm và đúc kết được trong quá trình sống, thấy được sâu cái nội tâm của chính bản thân mình.

    Nếu tiểu thuyết là viết về sự việc của người khác thì tản văn lại viết sự việc của chính mình, dù có là đang viết về người khác thì thực tế ra cũng là viết về chính mình trong chính con người ấy, trong tim của tác giả, là ghi lại dấu ấn về bản thân nhà văn hoặc một sự gì đó hư cấu đến từ tác giả.

Thể văn tự do phóng túng

    Tất cả những yếu tố của thể loại thì tản văn hết sức tự do, phóng túng, đề tài phong phú, lập ý, bố cục kết cấu, vận dụng thủ pháp nghệ thuật, tuy là đều ít có tính quy phạm. Hồ Mộng Hoa đã từng đề xuất khái niệm "tản văn tản mạn". Ông chỉ ra rằng "loại tản văn này là loại tản văn có logic, lập luận rõ ràng, thậm chí là có tranh cãi kịch liệt nhưng thực ra nó không phải là văn phê bình hay văn lí luận logic ". Ông cũng nói thêm viết tản văn được ví như xem báo hoặc nhe tin tức gì đó bên ngoài đưa về.


Tính đa dạng về dạng thức và đề tài

    Đề tài của tản văn đặc biệt rộng lớn, và bất cứ thứ gì cũng có thể nói đến như lịch sủ, tương lai, thiên văn, địa lí, tình cảm, tôn giáo, nghệ thuật, triết học,…Với sự vận dụng tài tình của ngòi bút điêu luyện, xuất thần, tản văn có thể bao hàm triết lí sâu sắc, tình ý đậm chất thơ, từ đó mà tạo ra được sức hấp dẫn đối với người đọc. Sự rộng lớn của tản văn vượt lên trên tất cả thể loại văn học khác.

    Tản văn không phải là cách sắp xếp nhỏ lẻ, cũng không phải là có vị thế lớn, nó là thể loại văn lành mạnh, phóng túng, có thể là tinh thân thời đại với xu hướng thẩm mĩ rất cao.


Các nhà văn nổi bật trong thể loại tản văn:

Nguyễn Ngọc Tư

    Nói đến truyện ngắn, chúng ta không thể không nhắc đến nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Nguyễn Ngọc Tư là một nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam chuyên viết đề tài đời sống nông thôn. Với cách nhìn đời đầy bao dung và vị tha, nhân vật của chị thường có số phận lênh đênh trên dòng chảy cuộc đời bất định, họ cá tính, gai góc như cỏ dại, lục bình cứ cứng đầu ngoi lên đón nắng ban mai dù đêm qua có bị bão táp vùi dập đến tơi tả. Từ ngữ trong truyện được sử dụng linh hoạt và khéo léo với những từ bình dị như trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nông dân nhưng lại hàm chứa nhiều ẩn ý sâu sắc. Chị có hai truyện ngắn nổi tiếng được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên là Cánh đồng bất tận và Cải ơi. Bên cạnh đó, chị cũng cho ra đời nhiều và nhiều truyện khác được phát hành dưới dạng sách và chuyển thể thành audio để tiếp cận với đa dạng khán giả hơn. Các tác phẩm nổi tiếng của chị mà bạn có thể tìm đọc: Giao thừa, Sông, Biển người mênh mông, Yêu người ngóng núi, Cái nhìn khắc khoải…

[Chuẩn nhất] Tản văn là gì ngắn gọn, chính xác nhất
    Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chuyên viết về cuộc đời của những con người bình dị, chân chất.

Khải Đơn

    Khải Đơn tên thật là Phạm Lan Phương sinh năm 1987, là một nhà văn trẻ với nhiều bài viết dành cho người trẻ. Tính đến nay, Khải Đơn đã cho ra mắt 2 cuốn sách là Đừng tháo xuống nụ cười và Sài Gòn thị thành hoang dại. Là một nhà văn tự do, với ngôn từ sắc bén, lý lẽ, phân tích và nhận định thuyết phục chị đã viết về tiếng nói, hoài bão và lan tỏa quan niệm sống tích cực cho nhiều người trẻ chị đã gặp. Tản văn của chị mang đến cho chúng ta nhiều góc nhìn mới về các vấn đề chung của tuổi trẻ như: ước mơ, tự do, những chuyến đi, lỗi lầm và cả biết bao khó khăn mà họ đang gặp phải trên con đường tìm lại bản thân mình. Tôi tìm thấy được chính bản thể của mình trong câu chuyện về những người trẻ dám bước khỏi vùng an toàn của mình để phiêu lưu và tìm kiếm ước mơ. Sự đồng cảm này là một động lực lớn lao thôi thúc tôi kiên trì thực hiện ước mơ của mình.

[Chuẩn nhất] Tản văn là gì ngắn gọn, chính xác nhất (Ảnh 2)
Nhà văn Khải Đơn và quyển Sài Gòn thị thành hoang dại của mình

Phạm Lữ Ân

    Phạm Lữ Ân là bút danh chung của đôi vợ chồng Phạm Công Luận và Đặng Nguyễn Đông Vy. Đây là hai cây bút với phong cách viết văn nhẹ nhàng, thanh thoát và sâu lắng nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả với sự mộc mạc, chân thành và giản dị. Bài viết của Phạm Lữ Ân là những cảm thức trên báo 2!, Hoa học trò và nhiều tác phẩm nổi tiếng như Hãy tìm tôi giữa cánh đồng (Đặng Nguyễn Đông Vy), Nếu biết trăm năm là hữu hạn (Phạm Lữ Ân), Những lối về ấu thơ (Đặng Nguyễn Đông Vy - Phạm Công Luận). Không những sống chung ngoài đời, mà vợ chồng Phạm Lữ Ân còn lựa chọn song hành cùng nhau trong sách. Tuy viết chung như thế nhưng mỗi người lại có văn phong rất khác nhau. Trong khi Phạm Công Luận viết về Sài Gòn xưa thì Đăng Nguyễn Đông Vy lại viết về những khung trời tuổi thơ yên bình.

icon-date
Xuất bản : 25/09/2021 - Cập nhật : 27/02/2022