logo

Tần số hoán vị gen là gì? Cách tính?

Câu hỏi: Tần số hoán vị gen là gì? Cách tính?

Trả lời:

Tần số hoán vị gen là tỉ lệ % số cá thể có thể tái tổng hợp lại với nhau hay có thể hiểu là % các giao tử mang gen có thể hoán vị.

- Tần số hoán vị gen = Tỉ lệ % các loại giao tử mang gen hoán vị. 

Trong phép lai phân tích, tần số hoán vị gen được tính theo công thức:

Tần số hoán vị gen là gì cách tính?

- Tần số hoán vị phản ánh khoảng cách tương đối giữa 2 gen không alen trên cùng một NST. Khoảng cách càng lớn thì lực liên kết càng nhỏ và tần số hoán vị gen càng cao. Dựa vào đó người ta lập bản đồ di truyền.

- Tần số hoán vị gen không vượt quá 50% vì hiện tượng trao đổi chéo chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit trong cặp NST kép tương đồng.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cách tính tần số hoán vị gen nhé!


1. Cách tính tần số hoán vị gen dựa vào phép lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen

Kiến thức cần nhớ : 

Tần số HVG( f) = Tổng tỷ lệ các loại kiểu hình có hoán vị gen

Tỷ lệ loại giao tử hoán vị = f /2

Tỷ lệ giao tử liên kết = (1- f /2)/2

Xác định kiểu gen có hoán vị gen:

(Dựa vào tỷ lệ kiểu hình ở Fa hai kiểu hình có tỷ lệ nhỏ chính là hai kiểu hình mang gen hoán vị).

Ví dụ 1 :  Khi lai cây thân cao, chín sớm (dị hợp tử hai cặp gen) với cây thân thấp, chín muộn (đồng hợp lặn) thu được đời sau: 35% cây thân cao, chín sớm : 35% cây thân thấp, chín muộn : 15% cây thân cao, chín muộn : 15% cây thân thấp, chín sớm. Xác định tần số hoán vị gen?

Giải: Đời sau kiểu hình thân cao, chín muộn và thân thấp, chín sớm có tỷ lệ nhỏ là kiểu hình có hoán vị gen vậy tần số hoán vị gen (f) = 15% + 15 % = 30%.

Ví dụ 2: Cho F1 dị hợp hai cặp gen, kiểu hình hoa kép, tràng hoa đều lai với cây hoa đơn, tràng hoa không đều, kết quả thu được ở thế hệ lai gồm:

1748 cây hoa kép, tràng hoa không đều

1752 cây hoa đơn, tràng hoa đều

751 cây hoa kép, tràng hoa đều

749 cây hoa đơn, tràng hoa không đều

Tìm tần số hoán vị gen?

Giải: Đây là phép lai phân tích f = (751+749)/1748 + 1752 +751 +749 = 0.30 = 30%

Tần số hoán vị gen là gì cách tính? (ảnh 2)

2. Cách tính tần số hoán vị gen dựa vào phương pháp phân tích tỷ lệ giao tử mang gen lặn ab:

a). Trường hợp xảy ra hoán vị cả hai bên:

Kiến thức cần nhớ :

- Được áp dụng cho thực vật, dòng tự thụ, hầu hết các loại động vật ( trừ ruồi giấm, bướm, tằm…)

- Trường hợp này ta căn cứ vào tỷ lệ xuất hiện kiểu hình mang hai tính trạng lặn ở thế hệ sau suy ra tỷ lệ % giao tử mang gen lặn ab => f .

- Nếu loại giao tử ab lớn hơn 25% thì đây phải là giao tử liên kết gen và các gen liên kết cùng (A liên kết với B, a liên kết với b).

- Nếu loại giao tử ab nhỏ hơn 25% thì đây phải là giao tử hoán vị gen và các gen liên kết chéo (A liên kết b, a liên kết B)

Ví dụ 1 : Khi lai giữa P đều thuần chủng, đời F1 chỉ xuất hiện kiểu hình cây quả tròn, ngọt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có 4 kiểu hình theo tỷ lệ như sau:

66% cây quả tròn, ngọt

9% cây quả tròn, chua

9% cây quả bầu dục, ngọt

16% cây quả bầu dục, chua

Biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng. Xác định tần số hoán vị gen?

Giải :

Kiểu hình lặn có kiểu gen ab//ab = 16% = 0.4 ab x 04 ab => ab phải là giao tử liên kết => f = 100% - 40% x 2 = 20%.

Tần số hoán vị gen là gì cách tính? (ảnh 3)

Hướng dẫn giải

Tần số hoán vị gen là gì cách tính? (ảnh 4)
Tần số hoán vị gen là gì cách tính? (ảnh 5)

b. Trường hợp xảy ra hoán vị gen ở một trong hai bên bố hoặc mẹ (ruồi giấm, bướm, tằm):

Kiến thức cần nhớ :

- Trường hợp này tỷ lệ giao tử giới đực và giới cái không giống nhau.

- Từ tỷ lệ kiều hình mang hai tính trạng lặn ở thế hệ sau ta phân tích hợp lí về tỷ lệ giao tử mang gen ab của thế hệ trước => f:

+ Nếu ab là giao tử hoán vị thì f = ab .2

+ Nếu ab là giao tử liên kết thì f = 100% - 2 . ab

Ví dụ 1: Ở loài ruồi giấm đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng đời F1 chỉ xuất hiện loại kiểu hình thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối, đời F2 có 4 loại kiểu hình sau:

564 con thân xám, cánh dài

164 con thân đen, cánh cụt

36 con thân xám, cánh cụt

36 con thân đen, cánh dài

Xác định tần số hoán vị gen?

Giải: Ở loài ruồi giấm hiện tượng hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi cái không xảy ra ở ruồi đựC. Đời F2 xuất hiện kiểu hình mang hai tính trạng lặn thân đen, cánh ngắn ab//ab = 20.5% = 1/2 giao tử ♂ ab x 41% giao tử ♀ ab => Loại giao tử ♀ ab = 41% lớn hơn 25% đây là giao tử liên kết => f = 100% - 41% x 2 = 18%.

Ví dụ 2:

Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân thấp, hoa trắng chiếm 4%. Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Hãy xác định kiểu gen của P và tần số hoán vị gen

Hướng dẫn giải

Tần số hoán vị gen là gì cách tính? (ảnh 6)

3. Bài tập

Bài 1: Đem F1 dị hợp hai cặp gen (Aa, Bb) kiểu hình cây cao, quả tròn lai với cây thấp, quả dài thu được thế hệ lai 37,5% cây cao, quả dài : 37,5% cây thấp, quả tròn : 12,5% cây cao, quả tròn : 12,5% cây thấp, quả dài. Dùng dữ kiện trên để trả lời câu 1 và 2:

Câu 1: Tần số hoán vị gen là:

a. 0 %            b. 25%             c.30%           d.40%

Đáp án: b. Vì f = 12,5% (cao, tròn) + 12,5% (thấp, dài) = 25%

Câu 2: Tỷ lệ loại giao tử hoán vị là:

a. 12,5%         b. 6.25%          c. 37,5%           d. 25%

Đáp án: chọn a. Vì f/2 = 25% / 2 = 12,5%.

Bài 2: Đem thụ phấn F1 có kiểu gen là AB//ab có kiểu hình hoa tím, kép thu được F2 với tỷ lệ 59% hoa tím, kép : 16% hoa tím, đơn : 16 % hoa vàng, kép : 9% hoa vàng, đơn. Các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Dùng dữ kiện trên để trả lời câu 1 và 2:

Câu 1: Tính tần số hoán vị gen là:

a. 40%              b.20%               c. 30%                d. 10%

Đáp án: chọn a. Vì kiểu hình vàng, đơn ab//ab = 0,09 = 0,3 x 0,3 

=> f = 1- 0,3 x2 = 0,4 = 40 %

Câu 2: F1 tạo ra các loại giao tử theo tỷ lệ nào

a. Ab = AB = aB = ab = 25%                                b. AB = ab = 30% ; Ab = aB = 20%

c. AB = ab = 40%; Ab= aB = 10%                       d. AB = ab = 20%; Ab = aB = 30%

Đáp án: Chọn b. Vì giao tử hoán vị = f/2 = 40%/2 = Ab = aB = 20%, giao tử liên kết = (100% - 40%)/2 = AB = ab = 30%

Bài 3: Ở ruồi giấm gen B quy định tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với gen b quy định tính trạng thân đen. Gen V quy định tính trạng cánh dài trội hoàn toàn so với gen v quy định tính trạng cánh ngắn. Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường.

Đem ruồi cái dị hợp hai cặp gen có kiểu hình thân xám, cánh dài lai phân tích thu được Fa gồm:

121 thân xám, cánh dài

124 thân đen, cánh ngắn

29 thân đen, cánh dài

30 thân xám, cánh ngắn

Tần số hoán vị gen là:

a. 19,4%           b. 20%             c. 21%             d. 22%

Đáp án: Chọn a . Vì f = (30 +29)/(121 + 124 +30 +29) x100% = 19,4%

icon-date
Xuất bản : 23/12/2021 - Cập nhật : 24/12/2021