logo

Tại sao nói tiền tệ là hàng hóa đặc biệt?

Câu hỏi: Tại sao nói tiền tệ là hàng hóa đặc biệt ?

A. Vì  tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển.

B. Vì tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị.

C. Vì tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.

D. Vì tiền tệ là hàng hóa nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.

Trả lời :

Đáp án đúng: C . Vì Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt vì nó được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.

Giải thích: 

Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt vì :

- Tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển. 

- Tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị. 

- Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa. 

- Tiền tệ là hàng hóa nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tiền tệ nhé:


1. Tiền tệ

a. Nguồn gốc và bản chất tiền tệ

- Nguồn gốc: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.

   + Hình thái giá trị đơn giản: Hình thái này xuất hiện khi xã hội nguyên thủy tan rã và chỉ thường gặp ở những mầm mống đầu tiên của trao đổi. Ở đây, giá trị của hàng hóa này chỉ biểu hiện đơn nhất ở một hàng hóa khác và quan hệ trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng, tỷ lệ trao đổi được hình thành ngẫu nhiên ==> hình thái phôi thai của tiền tệ.

   + Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: Hình thái này xuất hiện trong thực tế khi một hàng hóa nào đó được trao đổi với nhiều hàng hóa khác một cách thông thường phổ biến. Ở đây, giá trị của hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau đóng vai trò làm vật ngang giá. Đồng thời tỷ lệ trao đổi không còn mang tính chất ngẫu nhiên nữa mà dần dần do lao động quy định. Tuy nhiên, ở hình thái này, giá trị của hàng hóa được biểu hiện còn chưa hoàn tất, thống nhất và vẫn trao đổi trực tiếp hàng – hàng.

   + Hình thái chung của giá trị: Ở hình thái này, giá trị của mọi hàng hóa được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung – “vật ngang giá phổ biến”. Các hàng hóa đều đổi thành vật ngang giá chung, sau đó mới mang đổi lấy hàng hóa cần dùng. Vật ngang giá chung trở thành môi giới. Tuy nhiên, ở hình thái này, bất kỳ hàng hóa nào cũng có thể trở thành vật ngang giá chung, miễn là nó được tách ra làm vật ngang giá chung.

   + Hình thái tiền tệ: Giá trị của tất cả các hàng hóa ở đây đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò tiền tệ. Lúc đầu có nhiều hàng hóa đóng vai trò tiền tệ nhưng dần dần được chuyển sang các kim loại quý như đồng, bạc và cuối cùng là vàng.

- Bản chất: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời, tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa người sản xuất hàng hóa.

b. Các chức năng của tiền tệ

- Thước đo giá trị

   + Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả).

   + Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.

- Phương tiện lưu thông

   + Theo công thức: Hàng – tiền – hàng ( tiền là môi giới trao đổi).

   + Trong đó, Hàng – Tiền là quá trình bàn, Tiền – Hàng là quá trình mua.

- Phương tiện cất trữ

   Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua han gf, vì tiền đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị.

- Phương tiện thanh toán

   + Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán ( trả tiền mua chịu hàng hóa, mua nợ, nộp thuế…)

- Tiền tệ thế giới:

   Tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác, việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác theo tỉ giá hối đoái.

c. Quy luật lưu thông hàng hóa

- Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luât quy định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định.

- Quy luật này được thể hiện: M= (P X Q) / V

   + M : Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông

   + P: mức giá của đơn vị hàng hóa

   + Q: số lượng hàng hóa đem ra lưu thông

   + V: số vòng luận chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.


2. Các chế độ của tiền tệ:

Chế độ đơn bản vị ( chế độ một bản vị –  monometallism).

Đơn bản vị là một chế độ tiền tệ lấy một thứ kim loại làm vật ngang giá chung.

Trong một đơn vị bản vị, vật ngang giá là vật liệu đúc tiền có thể là kẽm, đồng, bạc hoặc vàng.

- Nếu chế độ bản vị với kẽm hoặc đồng làm bản vị và trở thành tiền đúc, người ta gọi đó là chế độ lưu thông tiền kém giá. Phản ánh đặc trưng của nền kinh tế hàng hóa kém phát triển từ phương thức sản xuất trở về trước.

- Nếu chế độ đơn bản vị với vật ngang giá là bạc hoặc vàng. Và sự xuất hiện tiền đúc bằng bạc hoặc vàng, người ta gọi đây là chế độ lưu thông tiền đủ giá.

Chế độ song bản vị ( chế độ 2 bản vị – Bimetallism).

Là chế độ tiền tệ mà vàng và bạc đều được sử dụng với tư cách là tiền tệ. Vàng và bạc đều là vật ngang giá đều thực hiện chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông với quyền lực ngang nhau.

Trong chế độ này tièn đúc bằng vàng và bạc đều đúc tự do và thanh toán không hạn chế.

gồm 2 chế độ:

- Bản vị song song: Là bản vị mà theo đó tiền vàng và tiền bạc lưu thông trên thị trường theo giá thực tế của nó. Nhà nước không can thiệp, làm xuất hiện2 thước đo giá trị và do đó có 2 hệ thống giá cả.

- Bản vị kép: Là song bản vị, nhưng tiền vàng và tiền bạc lưu thông trên thị trường theo tỉ giá đã được nhà nước quy định, tỉ giá giữa vàng và bạc do nhà nước quy định gọi là tỉ giá pháp định, có hiệu lực trong cả nước.

Việc quy định tỉ giá xác định rõ ràng là nhằm khắc phục những rối loạn của chế độ bản vị song song. ).

Ví dụ: năm 1792, 1 USD vàng bằng 1.603 gam vàng ròng; 1 USD bạc bằng 24,06 gam bạc ròng. Do đó, trọng lượng 1 USD bạc bằng 15 lần trọng lượng 1 USD vàng. Chế độ này từng được áp dụng ở Anh, Hoa Kỳ trước thế kỷ 19.

Chế độ bản vị vàng ( gold standard).

Bản vị vàng là đồng tiền của một nước được đảm bảo bằng một trọng lượng vàng nhất định theo pháp luật. Những yếu tố cần thiết của bản vị tiền vàng gồm:

- Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng.

- Tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng vàng nhất định và được tự do chuyển đổi ra vàng theo tỉ lệ đã quy định.

- Tiền vàng được lưu thông không hạn chế.

Chế độ bản vị tiền vàng được sử dụng phổ biến ở các nước trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

Chế độ bản vị vàng thỏi:

Bản vị vàng thỏi cũng quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng lượng vàng cố định. Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không đúc thành tiền. Vàng không lưu thông trong nền kinh tế mà chỉ dự trữ làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra nước ngoài.

Chế độ bản vị vàng hối đoái:

Là chế độ bản vị trong đó tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng, muốn đổi ra vàng phải thông qua một ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi ra vàng  VD: Dola Mỹ, Bảng Anh, …..

Chế độ bản vị ngọai tệ:

Đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng đơn vị tiền tệ của nước ngoài (ngoại tệ). Đó phải là các ngoại tệ mạng và được tự do chuyển đổi trên thị trường quốc tế. Chế độ này sử dụng phổ biến ở những nước có ít vàng hoặc bị lệ thuộc vào nước khác. Chế độ này từng được áp dụng từ 1944-1971. Bắt đầu sụp đổ từ 1960.

Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng:

Dưới chế độ này, đơn vị tiền tệ của một quốc gia không được chuyển đổi ra kim loại quý. Theo đó, vàng bị rút ra khỏi lưu thông trong nước, tiền giấy không được đổi ra vàng và vàng chỉ được dùng để thanh toán quốc tế. Chế đô này phổ biến vào những năm 1930.

icon-date
Xuất bản : 22/11/2021 - Cập nhật : 23/11/2021