logo

Tại sao nói thời Lê sơ là thời kì phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam?

Câu trả lời chính xác nhất: Thời Lê sơ là thời kì phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam vì: Có bộ máy nhà nước chuyên chế bậc nhất của nước ta ( Bỏ 2 chức quan tể tướng và thượng thư --> tập trung quyền hành vào tay vua; Chia triều đình làm 6 bộ : lại,lễ, bộ, binh, hình, công --> phân hóa công việc rõ ràng, giúp vua dễ quản lí; Chia đất nước thành các khu vực nhất định: triều đình --> phủ -> huyện (châu) -> làng, xã; Nho giáo vô cùng phát triển và được chú trọng.)

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thời Lê sơ cũng như câu hỏi Tại sao nói thời Lê sơ là thời kì phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam, Toploigiai đã mang tới bài tìm hiểu dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Hoàn cảnh ra đời nhà Lê sơ

Nhà Hậu Lê (1427-1789) do Lê Thái Tổ lập ra, được phân biệt với nhà Tiền Lê (980-1009) do Lê Đại Hành lập ra cuối thế kỷ 10. Nhà Hậu Lê gồm có 2 giai đoạn:

- Nhà Lê sơ (1428-1527): kéo dài 100 năm, bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo, tự làm vua, lập ra triều đại mới và kết thúc khi quyền thần Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoàng lập ra nhà Mạc.

- Nhà Lê trung hưng(1533-1789): kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi Thượng tướng quân Nguyễn Kim lập tông thất Lê Duy Ninh lên ngôi, tức Lê Trang Tông tại Ai Lao để khôi phục nhà Hậu Lê; kết thúc khi Lê Chiêu Thống chạy sang lưu vong tại Trung Quốc dưới thời Thanh Cao Tông.

Cách gọi nhà Hậu Lê bao gồm cả hai giai đoạn Lê sơ và Lê trung hưng. Đặc biệt, thời Lê Trung hưng tuy kéo dài nhưng các Hoàng đế nhà Lê mất thực quyền, chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Thời kỳ đầu gọi là Nam Bắc triều, nhà Lê và nhà Mạc chia đôi nước Đại Việt.

>>> Tham khảo: Hãy nêu tình hình kinh tế và cơ cấu xã hội thời Lê sơ từ đó rút ra nhận xét


2. Tình hình kinh tế xã hội thời Lê sơ

a. Kinh tế thời Lê sơ

- Nông nghiệp:

Hai mươi năm dưới ách thống trị của nhà Minh, nước ta lâm vào tình trạng xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán.

Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng. Kêu gọi nhân dân phiêu tán về quê làm ruộng.

Đặt cơ quan chuyên trách nông nghiệp như Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ. Chia ruộng đất theo phép quân điền.

Cấm giết trâu bò, cấm điều phu vào lúc gặt, cấy.

Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.

- Thủ công nghiệp

Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng, xã phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng…

Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời: Bát Tràng làm gốm; Làng Vân Chàng rèn sắt…

Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý (Cục bách tác)

Nghề khai mỏ được đẩy mạnh: Mỏ đồng, vàng…

- Thương nghiệp:

Trong nước: Khuyến khích họp chợ, mở chợ mới. Đúc tiền đồng...

Ngoài nước:  Duy trì việc buôn bán với nước ngoài. Một số của khẩu kiểm soát chặt chẽ.

b. Xã hội thời Lê sơ

Có hai giai cấp chính:

Giai cấp địa chủ phong kiến (vua, quan và địa chủ): sống xa hoa sung sướng, nắm quyền thống trị đất nước.

Giai cấp nông dân: đông, làm thuê và nộp tô thuế, đi phu dịch cho nhà nước => Cuộc sống nghèo khổ nhất.

Tầng lớp thị dân, thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông: phải nộp thuế cho nhà nước, không được coi trọng.

Nô tì số lượng giảm dần.

Nhằm:

Tăng nhân khẩu lao động.

Thỏa mãn phần nào yêu cầu của nhân dân, giảm bớt bất công

=> Nền độc lập và thống nhất của đất nước được củng cố.

>>> Tham khảo: Em hãy trình bày sự thành lập nhà lê Sơ?


3. Tình hình văn hóa, giáo dục thời Lê sơ

a. Thành tựu giáo dục và khoa cử thời Lê sơ

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi.

Nội dung học tập thi cử là sách của đạo nho.

Một năm tổ chức ba kì thi: Hương – Hội - Đình

=> Giáo dục ,thi cử chặt chẽ, thường xuyên hơn,tuyển chọn được nhiều nhân tài.

b. Thành tựu tiêu biểu về văn hóa thời Lê sơ

Văn học:

Có nội dung yêu nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng

Văn thơ chữ Hán: Nguyễn Trãi có Quân Trung Từ Mệnh Tập; Bình Ngô Đại Cáo

Lê Thánh Tông với Quỳnh Uyển cửu ca.

Văn thơ chữ Nôm: Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi.

Hồng Đức Quốc Âm thi tập của Lê Thánh Tông.

Khoa học:

- Về sử học, có Ngô Sỹ Liên với "Đại Việt sử ký toàn thư", Lam Sơn thực lục, ...

- Về địa lý, có bộ "Dư địa chí", "Hồng Đức bản đồ", An Nam hình thắng đồ,..

- Về y học, có "Bản thảo thực vật toát yếu" của Phan Phu Tiên.

- Về toán học, có "Đại thành toán pháp" của Lương Thế Vinh, " Lập thành toán pháp" của Vũ Hữu.

Nghệ thuật:

- Nghệ thuật kiến trúc với nhiều công trình đặc sắc như: Điện lam Kinh, điện Kính Thiên…

- Nghệ thuật điêu khắc: sử dụng chất liệu đá, trau truốt, tỉ mỉ, khối hình hòa quyện trong không gian

- Về âm nhạc: Nhã nhạc cung đình chính thức ra đời, bước đầu quy định về nhạc khí và các bài biểu diễn đơn giản; Lương Thế Vinh soạn bộ Hỉ phường phả lục. Nêu nguyên tắc hát múa; Các loại hình nghệ thuật như chèo, tuồng rất phát triển và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của dân chúng


4. Tại sao nói thời Lê sơ là thời kì phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam?

Thời Lê sơ là thời kì phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam vì: Có bộ máy nhà nước chuyên chế bậc nhất của nước ta ( Bỏ 2 chức quan tể tướng và thượng thư --> tập trung quyền hành vào tay vua; Chia triều đình làm 6 bộ : lại,lễ, bộ, binh, hình, công --> phân hóa công việc rõ ràng, giúp vua dễ quản lí; Chia đất nước thành các khu vực nhất định: triều đình --> phủ -> huyện (châu) -> làng, xã; Nho giáo vô cùng phát triển và được chú trọng.)

----------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn phần trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Tại sao nói thời Lê sơ là thời kì phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam? Hi vọng cùng với một số kiến thức mở rộng liên quan tới nhà Lê sơ sẽ giúp các bạn mở rộng được hành trang tri thức của mình. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo. 

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 26/11/2022