Câu hỏi : Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá
Lời giải:
Lá chuối và lá mía là những lá có diên tích mặt thoáng rất rộng. Nếu chúng ta không phạt bớt lá đi, thì lượng nước trong cây sẽ giảm đi do sự bay hơi của nước trong cây. Để giảm bớt sự bay hơi đi, người ta thường phạt bớt lá để cây bớt bị mất nước.
Cùng Toploigiai đi tìm hiểu Sự bay hơi là gì nhé
Sự bay hơi là gì?
Sự bay hơi được hiểu là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hay còn gọi là hơi) ở bề mặt chất lỏng. Và bạn cần lưu ý, sự bay hơi chỉ diễn ra trên bề mặt chất lỏng mà không diễn ra phía dưới bề mặt.
Sự ngưng tụ là gì?
Trái ngược với sự bay hơi là sự ngưng tụ. Theo khái niệm, sự ngưng tụ là việc chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Đây là quá trình hoàn toàn ngược so với sự bay hơi. Và các nhà khoa học đã chứng minh được, nhiệt độ càng thấp thì sự ngưng tụ diễn ra càng nhanh.
Ví dụ sự bay hơi
Nhắc đến sự bay hơi, người ta sẽ nghĩ ngay tới sự bay hơi của nước. Một vài ví dụ về sự bay hơi bạn có thể dễ dàng nhận thấy trong cuộc như khi bạn phơi quần áo ướt dưới trời nắng, quần áo sẽ khô dần, đó chính là do sự bay hơi của nước giúp quần áo khô hơn. Hay khi ta dùng khăn ướt lau nhà, một lúc sau nhà khô hẳn, đó cũng chính là do sự bay hơi của nước.
Chắc hẳn đến đây, bạn đã có thể tự mình trả lời những câu hỏi như: sự bay hơi là gì cho ví dụ hay sự bay hơi và sự ngưng tụ là gì rồi nhỉ? Bên cạnh đó, sự sôi cũng là một hiện tượng không thể bỏ qua.
Bên cạnh sự bay hơi, sự sôi cũng giúp nước chuyển từ trạng thái lỏng sang hơi. Vậy sự sôi là gì? Sự bay hơi cũng là sự chuyển đổi của chất lỏng sang dạng hơi (khí). Tuy nhiên, nếu ở sự bay hơi, quá trình diễn ra trên bề mặt chất lỏng, thì với sự bay hơi, quá trình này sẽ diễn ra trong bề mặt chất lỏng.
Khi đạt đến một độ sôi nhất định, chất lỏng sẽ sôi và dần bay hơi. Mỗi chất sẽ có một độ sôi cho riêng mình. Chính bởi sự bay hơi này mà chất lỏng có thể bị giảm đi khi bị đun sôi một thời gian dài. Chẳng hạn như khi ta đun sôi siêu nước trên bếp, lượng nước sẽ giảm đi theo thời gian khi nước vẫn được đun sôi.
Vì thế, dù có hiện tượng giống nhau nhưng sự bay hơi và sự sôi lại khác nhau. Tuy nhiên, dù không có “nhiệt độ bay hơi” xác định nhưng để sự bay hơi có thể diễn ra, ta cũng cần sự tác động của một vài yếu tố, đó là gì?
Sau khi đã hiểu sự bay hơi là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng vật lý này. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi, bao gồm:
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như:
Sự thoát hơi nước là sự bay hơi của nước từ cây trồng, nó xảy ra thông qua các lỗ trên bề mặt lá được gọi là khí khổng. Khi nước bị thất thoát từ lá, một áp lực được hình thành để thúc đẩy bộ rễ tìm lượng nước thêm để bù đắp cho sự mất mát.
Sự bay hơi của nước từ lá dùng để làm mát lá, đảm bảo rằng nhiệt độ lá được duy trì tối ưu. Khi rễ mang thêm nước vào cây, chúng cũng mang theo chất dinh dưỡng cùng nước để nuôi cây.
Nước là một thành phần quan trọng của quá trình quang hợp, như CO2, mà thường với số lượng hạn chế của quá trình. Nguồn CO2 của cây trồng từ khí quyển, vì CO2 tồn tại ở dạng khí ở nhiệt độ trong môi trường trồng trọt. CO2 thâm nhập vào cây thông qua khí khổng ở lá.
Cây trồng kiểm soát việc đóng mở khí khổng. Chúng được khép lại vào ban đêm và sau đó mở ra để đáp ứng với cường độ ánh sáng tăng lên vào buổi sáng. Cây bắt đầu quang hợp, và các khí khổng mở ra để cho nhiều CO2 đi vào lá. Khi cường độ ánh sáng tăng lên, làm nhiệt độ của lá tăng lên, hơi nước bị thoát ra khỏi lá, để làm mát bề mặt lá.
Nhưng khi nhiệt độ tăng quá cao, sẽ làm tăng sự thoát hơi nước, khiến cho CO2 đi vào lá giảm đi. Một nhân tố khác kèm theo quá trình này là độ ẩm tương đối trong môi trường. Sự thoát hơi nước của cây ở độ ẩm tương đối thấp luôn cao hơn độ ẩm tương đối cao. Tới mức thoát hơi nước đạt tới đỉnh thì khí khổng đóng lại và quá trình quang hợp dừng lại hoàn toàn.