logo

Tại sao khi cọ xát thì vật lại nhiễm điện?

icon_facebook

Câu trả lời chính xác nhất: Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác. Ví dụ: Cọ xát một thước nhựa vào vải len; Nếu đưa chiếc thước nhựa đã bị nhiễm điện lại gần những mẩu giấy vụn ta thấy thước nhựa có thể hút được các mẩu giấy đó. Khi cọ xát thì vật lại nhiễm điện vì trong khi cọ xát thì electron được chuyển từ vật này sang vật khác dẫn đến việc 1 vật thì thiếu electron, 1 vật thì thừa electron ⇒ cả 2 vật không còn trung hoà về điện ⇒ vật nhiễm điện.

Để giúp các bạn hiểu hơn về câu hỏi Tại sao khi cọ xát thì vật lại nhiễm điện và một số kiến thức khác liên quan tới Sự nhiễm điện do cọ xát, Toploigiai đã mang tới bài mở rộng kiến thức sau đây, mời các bạn cùng tham khảo.


1. Thế nào là vật nhiễm điện?

a. Định nghĩa vật nhiễm điện

Tại sao khi cọ xát thì vật lại nhiễm điện?

Thí nghiệm 1:

-  Đưa một đầu thước nhựa lại gần các vụn giấy viết, các vụn nilông hay một quả cầu bằng nhựa xốp nhỏ treo bằng sợi chỉ mảnh (hình 17.1a; 17.1b). Hãy quan sát xem có hiện tượng gì xãy ra không?

Sau đó dùng miếng vải khô cọ xát vào thước nhựa rồi lần lượt làm như trên. Có hiện tượng gì xãy ra với các mẫu giấy và quả cầu?

- Làm thí nghiệm tương tự, nhưng thay thước nhựa bằng một thanh thủy tinh được cọ xát bằng mãnh lụa, sau đó thay bằng một mãnh nilông hay phim nhựa được cọ xát bằng len.

- Ghi kết quả quan sát được (hút hay đảy) vào bảng dưới đây:

Vật bị cọ xát/Các vật Vụn giấy viết Vụn giấy nilông Quả cầu nhựa xốp
Thước nhựa Hút Hút Hút
Thanh thủy tinh Hút Hút Hút
Mảnh nilông Hút Hút Hút
Mảnh phim nhựa Hút Hút Hút

Kết luận: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác.

Thí nghiệm 2:

Thoạt đầu, chuẩn bị một mảnh phim nhựa chưa bị cọ xát, sao cho khi chạm bút thử điện vào mảnh tôn phẳng được bố trí như hình vẽ 17.2 thì đèn của bút thử điện không sáng.

Sau đó dùng mảnh len cọ sát mảnh phim nhựa nhiều lần và quan sát kỹ đèn của bút thử điện khi chạm vào mảnh tôn. Hiện tượng: Đèn của bút thử điện sáng lên.

Tiến hành thí nghiệm như trên nhưng thay phim nhựa bằng thước dẹt. Hiện tượng: Đèn của bút thử điện cũng sáng lên.

Kết luận: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.

=> Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác.

=> Một vật có thể bị nhiễm điện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó đơn giản nhất là sự nhiễm điện do cọ xát. Nhiều vật khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.

b. Ví dụ vật nhiễm điện do cọ xát

- Chiếc thước nhựa nhiễm điện hút các mảnh giấy vụn;

- Các đám mây nhiễm điệm (do sự cọ xát của những giọt nước mưa trong không khí) ⇒ xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh chớp chói lóa trên bầu trời;

- Cánh quạt bị nhiễm điện do ma sát với không khí (Hiện tượng nhiễm điện do ma sát). Khi các hạt bụi có rất nhiều trong không khí lại gần cánh quạt, chúng bị nhiễm điện do cảm ứng. Nhờ vậy cánh quạt và các hạt bụi hút nhau, bụi dính vào cánh quạt. Lực hút của các phần tử nhiễm điện như trên gọi là lực hút tĩnh điện. Sau một thời gian lượng bụi càng ngày càng dày lên. Nếu quan sát ta thấy phần rìa cánh quạt chém vào không khí dính nhiều bụi nhất.

c. Tại sao khi cọ xát thì vật lại nhiễm điện?

Tại sao khi cọ xát thì vật lại nhiễm điện?

Khi cọ xát thì vật lại nhiễm điện vì trong khi cọ xát thì electron được chuyển từ vật này sang vật khác dẫn đến việc 1 vật thì thiếu electron, 1 vật thì thừa electron ⇒ cả 2 vật không còn trung hoà về điện ⇒ vật nhiễm điện.

>>> Tham khảo: Trình bày hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng và giải thích?


2. Phương pháp giải bài Sự nhiễm điện do cọ xát:

a. Cách làm cho vật nhiễm điện khi cọ xát: Cọ xát vật đó vào vật khác như len dạ, nhựa, tóc...

Ví dụ: Lấy chăn len cọ xát vào tóc ⇒ Chăn len hút tóc

b. Nhận biết các vật đã nhiễm điện

Dựa vào đặc điểm của vật nhiễm điện là nó có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác, vì vậy muốn biết một vật đã bị nhiễm điện hay chưa ta đưa vật cần nhận biết đến:

- Các vật nhẹ:

+ Nếu nó hút được các vật nhẹ thì vật đó đã nhiễm điện.

+ Nếu nó không hút được vật nhẹ thì vật đó chưa nhiễm điện.

Ví dụ: Khi ta thổi bụi thì bụi bay đi. Cánh quạt điện thổi gió mạnh nhưng sau một thời gian có nhiều bụi bám vào cánh quạt ⇒ Cánh quạt khi quay cọ xát nhiều vào không khí nên bị nhiễm điện ⇒ Cánh quạt hút các hạt bụi

- Các vật khác:

 + Nếu có hiện tượng phóng điện thì vật đó đã nhiễm điện.

+ Nếu không có hiện tượng phóng điện thì vật đó chưa nhiễm điện.

Ví dụ: Cọ xát mảnh phim nhựa bằng miếng vải khô. Đặt mảnh tôn lên mảnh phim nhựa. Chạm bút thử điện vào mảnh tôn ⇒ Bút thử điện lóe sáng ⇒ Có tia lửa điện phóng qua bút thử điện ⇒ Chứng tỏ mảnh phim nhựa nhiễm điện.

>>> Tham khảo: Có mấy cách làm cho vật nhiễm điện?


3. Bài tập củng cố kiến thức Sự nhiễm điện do cọ xát

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi bị cọ xát………………………. các vật khác

A. Có khả năng đẩy

B. Có khả năng hút

C. Vừa đẩy vừa hút

D. Không đẩy và không hút

Đáp án: B

Câu 2: Chọn câu sai

A. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát

B. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác

C. Vật mang điện tích có khả năng hút các vật khác

D. Các vật bị nhiễm điện chỉ có khả năng hút nhau

Đáp án: D

Câu 3: Chọn câu sai. Vật bị nhiễm điện:

A. Có khả năng đẩy các vật khác

B. Có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện

C. Còn được gọi là vật mang điện tích

D. Không có khả năng đẩy các vật khác

Đáp án: D

--------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi Tại sao khi cọ xát thì vật lại nhiễm điện? Cùng với một số kiến thức mở rộng khác liên quan tới Sự nhiễm điện do cọ xát hi vọng sẽ giúp các bạn đạt được kết quả học tập tốt hơn. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 27/09/2022 - Cập nhật : 27/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads