Primer (còn có tên gọi khác là đoạn mồi) là một sợi nucleic acid (hoặc ribonucleic acid) dùng để làm đoạn khởi đầu cho quá trình nhân đôi của DNA. Hầu hết các DNA polymerase (enzyme xúc tác quá trình nhân đôi DNA) không thể bắt đầu tổng hợp một đoạn DNA mới mà thiếu primer. Vì nó chỉ gắn các nucleotide vào sợi primer có sẵn theo nguyên tắc bổ sung với sợi khuôn. Vậy để tìm hiểu lí do tại sao đoạn mồi lại là ARN khi nhân đôi ADN, mời các bạn trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau cùng Top lời giải nhé:
A. Để tạo ra đầu 3’-OH để cho enzim tổng hợp ADN bám vào
B. Vì lúc đầu chỉ có enzim ARN-polimeraza, chưa có ADN-polimeraza
C. Để tạo ra đầu 5’-OH cho enzim tổng hợp ADN gắn vào
D. Cần tao ra đoạn mồi để khởi động quá trình tái bản
Trả lời:
Đáp án A. Để tạo ra đầu 3’-OH để cho enzim tổng hợp ADN bám vào
Trong quá trình tái bản ADN cần phải có đoạn ARN mồi để tạo ra đầu 3’-OH để cho enzim tổng hợp ADN bám vào.
Các bước của cơ chế tự sao:
Bước 1: Tháo xoắn:
– Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó một mạch có đâu 3’-OH, còn mạch kia có đầu 5’-P.
Bước 2: Tổng hợp sợi mới:
– Enzim ADN-pôlimeraza lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. (Vì enzim ADN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’)
– Trên mạch khuôn có đầu 3’-OH thì mạch bổ sung được tổng hợp liên tục theo chiều 5’→ 3’cùng chiều với chiều tháo xoắn,
– Trên mạch khuôn có đầu 5’-P thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn gọi là đoạn Okazaki cũng theo chiều 5’→ 3’ ngược chiều với chiều tháo xoắn, sau đó các đoạn này được nối lại với nhau tạo thành mạch mới nhờ enzim nối ADN – ligaza.
– Mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn (một mạch được tổng hợp và một mạch cũ của phân tử ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử ADN con.
Bước 3: Hình thành ADN con.
Trong quá trình nhân đôi của ADN cần có ARN mồi là vì enzim arn polimeraza chỉ có hoạt tính polime khi có mạch khuôn mẫu(3’->5’) và 1 đoạn polinu có đầu 3’-OH tự do để gắn đầu 5’ của nu vào.
Cơ chế thay thế đoạn arn mồi bằng đoạn adn vì đoạn mồi là 1 đoạn ARN nên sau khi tổng hợp xong đoạn okazaki thì nó được cắt bỏ và tổng hợp các nu mới để thay thế. Quá trình cắt bỏ đoạn mồi và tổng hợp các nu mới được thực hiện bởi adn polimeraza. Các enzim này cắt bỏ đoạn mồi và gắn các nu mới vào đầu 3’-oh của đoạn okazaki trước.
Như vậy, với nội dung giải thích trên, ta có thể kết luận rằng: Trong quá trình tái bản ADN cần phải có đoạn ARN mồi để tạo ra đầu 3’-OH để cho enzim tổng hợp ADN bám vào.
=> Chọn đáp án A.
>>> Xem thêm: ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào?
Câu 1: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'→3'.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3'→5'.
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5'→3'.
Đáp án: A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'→3'.
Trong quá trình nhân đôi ADN, trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'→3'.
Câu 2: Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
4. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5/ → 3/.
5 . Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y
6. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3, 4, 5.
B. 1, 2, 4, 5, 6.
C. 1, 3, 4, 5, 6.
D. 1, 2, 3, 4, 6.
Đáp án: D. 1, 2, 3, 4, 6.
Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm:
1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
4. Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5/ → 3/.
6. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Câu 3:
Hai nhà khoa học nào đã phát hiện ra cơ chế điều hoà opêron?
A. Lamac và Đacuyn.
B. Hacđi và Vanbec.
C. Jacôp và Mônô.
D. Menđen và Morgan.
Đáp án C. Jacôp và Mônô.
Hai nhà khoa học Pháp là F. Jacôp và J. Mônô đã phát hiện ra cơ chế điều hòa qua opêron ở vi khuẩn đường ruột (E.coli) và nận được giải thưởng Nôben về công trình này.
----------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về lí do tại sao đoạn mồi lại là ARN khi nhân đôi ADN. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.