logo

Tại sao cơ thể động vật có thể tiêu hóa được rơm, cỏ, củcó thành phần là tinh bột và cellulose, trong khi con người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không thể tiêu hóa được cellulose?

Câu hỏi: Tại sao cơ thể động vật có thể tiêu hóa được rơm, cỏ, củ,... có thành phần là tinh bột và cellulose, trong khi con người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không thể tiêu hóa được cellulose?

Trả lời:

Một số loại vật nuôi như trâu, bò, dê, cừu,... có thể tiêu hoá được rơm, cỏ, củ,... vì ở dạ dày cỏ trong dạ dày của chúng có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh giúp việc tiêu hóa cellulose, còn con người không có các vi sinh vật này nên con người có thể tiêu hoá được tinh bột nhưng lại không thể tiêu hoá được cellulose.

* Tìm hiểu về các mối quan hệ hỗ trợ 

Quan hệ hội sinh

Mối quan hệ này được thể hiện dưới nhiều cách, trong đó loài sống hội sinh có lợi, còn loài được hội sinh không có lợi và cũng không bị hại. Ví dụ, nhiều loài phong lan lấy thân gỗ khác để bám. Ở biển, cá ép luôn tìm đến các loài động vật lớn (cá mập, vích…), thậm chí cả tàu thuyền để ép chặt vào, nhờ đó, cá dễ dàng di chuyển xa, dễ kiếm ăn và hô hấp. Các loài động vật nhỏ sống hội sinh với giun biển.

Quan hệ hợp tác

Đây là kiểu quan hệ giữa các loài, trong đó, chúng sống dựa vào nhau, nhưng không bắt buộc. Ví dụ, ở biển, các loài tôm, cá nhỏ thường bò trên thân cá lạc, cá dưa để ăn các ngoại kí sinh sống ở đây làm thức ăn; sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “chấy, rận” để ăn.

Quan hệ cộng sinh

Đây là kiểu quan hệ mà 2 loài chung sống thường xuyên với nhau mang lợi cho nhau. Ví dụ, cuộc sống cộng sinh của kiến và cây: kiến sống dựa vào cây để lấy thức ăn và tìm nơi ở, nhờ có kiến mà cây được bảo vệ. Trong nhiều trường hợp, sống cộng sinh là cách sống bắt buộc, khi rời khỏi nhau cả 2 đều chết. Ví dụ, động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân giải cellulose thành đường để nuôi sống cả 2; vi sinh vật sống trong dạ dày động vật nhai lại có vai trò tương tự. Khuẩn lam sống dưới lớp biểu mô của san hô, hến biển, giun biển… khi quang hợp, tạo ra nguồn thức ăn bổ sung cho các động vật này. Nấm và vi khuẩn lam cộng sinh với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên 1 dạng sống đặc biệt, đó là địa y.

Tại sao cơ thể động vật có thể tiêu hóa được rơm, cỏ, củ,... có thành phần là tinh bột và cellulose, trong khi con người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không thể tiêu hóa được cellulose?

* Ứng dụng của cộng sinh

Trong nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây hoa màu người ta thường áp dụng luân canh, xen canh với các cây họ Đậu để cung cấp nguồn nitơ quan trọng. Ứng dụng nuôi trồng bèo hoa dâu để làm phân xanh cung cấp nguồn đạm thiết yếu cho cây. Đặc biệt là có thể làm thuốc chữa bệnh cho con người. 

Ngoài ra nấm rễ cộng sinh còn kích thích sự phát triển mạnh của cây. Loài nấm này cũng có khả năng phân giải chất hữu cơ, lá cây khô thành chất mùn, chất khoáng làm tăng độ phì nhiêu của đất. Bên cạnh còn giúp cân bằng hệ miễn dịch ở thực vật, cải tạo đất, cây trồng tăng khả năng chống chịu với môi trường. Nhà nông có thể bổ sung phân hữu cơ bổ sung nấm rễ cộng sinh này để tăng năng suất cây trồng.  

icon-date
Xuất bản : 16/09/2022 - Cập nhật : 24/11/2023