Kiến thức lịch sử về Trung Quốc - cách mạng Tân Hợi: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cách mạng Tân Hợi? Tại sao cách mạng Tân Hợi không triệt để? giúp các bạn học tốt môn lịch sử.
Cách mạng Tân Hợi là một trong những cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để tại Trung Quốc. Cuộc cách mạng này đã giúp loại bỏ chế độ phong kiến cổ hủ thành lập nên chế độ dân chủ theo chế độ và hệ tư tưởng mới. Cách mạng Tân Hợi 1911 mang đến sức ảnh hưởng to lớn với cách mạng dân tộc dân chủ tại Việt Nam sau này
Nguyên nhân cuộc cách mạng Tân Hợi nổ ra vì:
- Cách mạng Tân Hợi do sự mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân với chế độ phong kiến và đế quốc.
- Bởi nhà Mãn Thanh hèn nhát cản trở sự phát triển của đất nước, đã trao quyền khai thác đường sắt cho bọn đế quốc, làm bán rẻ lợi ích của dân tộc.
Ngày 10 - 10 - 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi tại Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.
Ngày 29 - 12 - 1911, Chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống.
Tháng 2 - 1912, Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên làm Tổng thống Cách mạng coi như chấm dứt..
- Kết quả chế độ phong kiến triều đình Mãn Thanh ở Trung Quốc thời kỳ này bị lật đổ.
- Nước Trung Hoa Dân Quốc ra đời, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.
- Công nhận quyền tự do dân chủ và bình đẳng của mọi công dân. Tuy nhiên về cơ bản cuộc cách mạng này lại không mang đến kết quả triệt để.
- Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Không thủ tiêu tận gốc giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp
- Chưa đánh đuổi được thực dân xâm lược cũng như không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc
- Cuộc cách mạng còn non yếu về mặt đường lối và tổ chức.