logo

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 16

Hướng dẫn Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 16 hay nhất. Tải về định dạng file PDF cho các thầy cô giáo tham khảo.


Hoạt động 1 trang 108 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 16

Hãy thực hiện thí nghiệm và nhận xét.

Dùng giấy khô cọ xát vào hai thanh nhựa (hoặc hai thanh thủy tinh) giống nhau. Dùng dây treo thanh nhựa thứ nhất trên một giá đỡ. Đưa đầu thanh nhựa thứ hai đến gần đầu thanh nhựa thứ nhất (hình h16.3).

Hãy mô tả hiện tượng quan sát được.

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 16

Lời giải chi tiết

Đưa đầu thanh nhựa thứ hai đến gần đầu thanh nhựa thứ nhất ta thấy chúng đẩy nhau.


Hoạt động 2 trang 109 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 16

Hãy quan sát thí nghiệm và nhận xét.

Treo hai vật kim loại nhẹ cạnh nhau bằng hai dây kim loại mảnh vào cùng một cần tích điện của máy phát tĩnh điện Wimshurst . Quay tay quay của máy (hình H16.4).

Hãy mô tả hiện tượng quan sát được và nêu nhận xét về kết quả của thí nghiệm trong  HĐ1, HĐ2.

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 16

Lời giải chi tiết

Hai vật đó đẩy nhau.

Hai vật nhiễm điện giống nhau được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. Ta nói hai vật này mang điện tích cùng loại.


Hoạt động 3 trang 109 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 16

Hãy thực hiện thí nghiệm và nhận xét.

Dùng giấy khô cọ xát một thanh nhựa và một thanh thủy tinh. Treo thanh thứ nhất trên một giá đỡ. Đưa đầu thanh thứ hai đến gần đầu thanh thứ nhất (hình H16.5).

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 16 (ảnh 3)

Lời giải chi tiết

Thanh nhựa và thanh thủy tinh hút nhau.


Hoạt động 4 trang 109 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 16

Hãy thực hiện thí nghiệm và nhận xét.

Treo hai vật kim loại nhẹ gần nhau bằng hai dây kim loại mảnh vào hai cần điện tích khác nhau của máy quay tĩnh điện Wimshrst. Quay tay quay của máy (hình H16.6).

Hãy mô tả hiện tượng quan sát được và nêu nhận xét về kết quả của các thí nghiệm trong HĐ3, HĐ4.

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 16 (ảnh 4)

Lời giải chi tiết

Hai vật đó hút nhau.

Hai vật nhiễm điện khác nhau được đặt gần nhau thì chúng hút nhau. Ta nói hai vật này mang điện tích khác loại.


Hoạt động 5 trang 109 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 16

Dựa vào các thí nghiệm trên, cũng như nhiều thí nghiệm khác, ta có thể kết luận gì về điện tích và lực tương tác của các vật nhiễm điện ?

Lời giải chi tiết

Có hai loại điện tích, được gọi là điện tích dương và điện tích âm.

Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các vật mang điện tích khác nhau thì hút nhau.


Hoạt động 6 trang 110 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 16

Từ các kiến thức về cấu tạo nguyên tử và sự nhiễm điện của một vật, em hãy trả lời các câu hỏi sau đây về hiện tượng thanh nhựa cọ xát với tời giấy khô:

a) Trước khi cọ xát, trong mỗi vật có điện tích dương và điện tích âm không ?Nếu có, các điện tích này tồn tại ở những loại hạt nào trong các nguyên tử cấu tạo nên vật ?

b) Vì sai trước khi cọ xát, thanh nhựa không hút được các vụn giấy ?

c) Sau khi cọ xát với giấy khô, thanh nhựa nhiễm điện âm. Thanh nhựa đã nhận thêm hay mất bớt electron ?

d) Vì sao sau khi cọ xát, giấy cũng nhiễm điện ? Giấy mang điện tích âm hay điện tích dương, vì sao ?

Lời giải chi tiết

a) Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích này gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm. Tổng điện tích âm của các electron có độ lớn bằng điện tích dương của hạt nhận. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện và vật không nhiễm điện.

b) Trước khi cọ xát với giấy khô, thanh nhựa không hút được các vụ giấy vì tổng điện tích âm của accs electron trong thanh nhựa có độ lớn bằng điện tích dương trên thanh nên nó trung hòa về điện.

c) Sau khi cọ xát với giây khô, thanh nhựa nhiễm điện âm. Thanh nhựa đã nhận thêm electron từ giấy khô.

d) Sau khi cọ xát, giấy cũng nhiễm điện. Giấy mang điện tích dương vì electron từ giấy đã chuyển sang tấm lụa nên nó mất bớt điện tích âm. Lúc này tổng số hạt mang điện tích dương của giấy lớn hơn tổng số hạt mang điện tích âm. Giấy mang điện tích dương.


Hoạt động 7 trang 111 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 16

Em hãy trả lời câu hỏi nêu lên lúc đầu: Vì sao sau khi cọ xát vào hai mép túi nilon đang dính chặt nhau, ta có thể dễ dàng tách chúng ra ?

Lời giải chi tiết

Khi cọ xát, hai mép túi nilon nhiễm điện cùng dấu. Nên hai mép túi đẩy nhau nên chúng sẽ tách ra.


Bài 1 trang 111 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 16

Có mấy loại điện tích, chúng có tên gọi là gì ? Nêu đặc điểm về lực tương tác giữa hai vật nhiễm điện cùng loại và khác loại.

Lời giải chi tiết

Có hai loại điện tích, được gọi là điện tích dương và điện tích âm.

Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các vật mang điện tích khác loại thì hút nhau.


Bài 2 trang 111 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 16

Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử.

Một vật không nhiễm điện, nếu nhận thêm electron sẽ nhiễm điện loại nào, nếu mất bớt electron sẽ nhiễm điện loại nào ?

Lời giải chi tiết

Sơ lược về cấu tạo nguyên tử.

Các vật đều được cấu tạo từ các nguyên tử rất nhỏ. Nguyên tử lại được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn.

Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điệnt ích dương.

Xung quang hạt nhân có các electron mang điện tích âm. Các electron chuyển động và tạo thành lớp vỏ nguyên tử.

Tổng điện tích âm của các electron có độ lớn bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện và vật không nhiễm điện. Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

Một vật không nhiễm điện nếu nhận thêm electron thì sẽ nhiễm điện âm, nếu mất bớt electron thì sẽ nhiễm điện dương.


Bài 3 trang 111 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 16

Hai quả cầu nhẹ A và B treo gần nhau. Quả cầu A nhiễm điện âm. Hai quả cầu hút nhau

A. chỉ khi quả cầu B nhiễm điện âm

B. chỉ khi quả cầu B nhiễm điện dương

C. khi quả cầu B nhiễm điện dương hoặc không nhiễm điện

D. khi quả cầu B nhiễm điện âm hoặc không nhiễm điện

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án B.


Bài 4 trang 111 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 16

Cho biết khi dùng tay cọ xát thanh thủy tinh vào một tờ giấy khô, thanh thủy tinh nhiễm điện dương. Khi này, đã có sự dịch chuyển của electron từ

A. thanh thủy tinh sang tờ giấy

B. tờ giấy sang thanh thủy tinh

C. thanh thủy tinh sang tay

D. tờ giấy sang tay.

Lời giải chi tiết

Chọn đáp án A.


Bài 5 trang 112 - Tài liệu Dạy Học Vật lý 7 Chủ đề 16

Hình H16.8 cho thấy một cô gái chạm tay vào một máy phát tĩnh điện khiến cơ thể cô gái được tích điện khá mạnh. Hãy giải thích tại sao  tóc của cô gái không nằm sát đầu mà lại tỏa ra xung quanh đầu.

Tài liệu dạy học Vật lý 7 Chủ đề 16 (ảnh 5)

Lời giải chi tiết

Khi cô gái bị nhiễm điện thì tóc của cô gái bị nhễm điện cùng dấu nên chúng đẩy nhau vì vậy có hiện tượng trên.

icon-date
Xuất bản : 26/03/2021 - Cập nhật : 19/12/2022