logo

Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc viết về sự kiện Khải Định sang Pháp năm 1922?

icon_facebook

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc viết về sự kiện Khải Định sang Pháp năm 1922?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Nguyễn Ái Quốc do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc viết về sự kiện Khải Định sang Pháp năm 1922?

A. Con Rồng tre

B. Vi hành

C. Lời than vãn của bà Trưng Trắc

D. Cả ba tác phẩm trên

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Cả ba tác phẩm trên

Tác phẩm Nguyễn Ái Quốc viết về sự kiện Khải định sang Pháp năm 1922 là Con Rồng tre, Vi hành và Lời than vãn của bà Trưng Trắc


Kiến thức tham khảo về Nguyễn Ái Quốc


1. Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) là ai?

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung, là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.

Là lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ, và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam. Ông đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Ông được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20.


2. Tên gọi Nguyễn Ái Quốc

Tháng 2 năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Ngày 18 tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm để kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng của Tổng thống Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á, trao tận tay tổng thống Pháp và các đoàn đại biểu đến dự hội nghị. Bản yêu sách không yêu cầu độc lập cho Việt Nam, nhưng bao gồm quyền tự do và bình đẳng. Bản yêu sách này do một nhóm các nhà ái quốc Việt Nam sống ở Pháp, trong đó có Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành, cùng viết, và được ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc. Từ đây, Nguyễn Tất Thành công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và sử dụng tên này trong suốt 30 năm sau đó.

Nguyễn Ái Quốc là tên gọi được Hồ Chí Minh sử dụng từ năm 1942 cũng là tên gọi được sử dụng lâu nhất của Người.

Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc viết về sự kiện Khải Định sang Pháp năm 1922?

3. Sự nghiệp sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngoài là một nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc, Người còn đóng góp rất to lớn cho nền văn học nước nhà với những tác phẩm vô cùng giá trị, gắn liền với sự phát triển của cách mạng và đời sống tinh thần của dân tộc.

Với lòng yêu nước cháy bỏng, người đã tìm mọi cách để giải phóng dân tộc và Người hiểu ra được rằng văn chương cũng một vũ khí đấu tranh cách mạng rất lợi hại. Sự nghiệp sáng tác văn học của Người gây ấn tượng rất sâu đậm ở 3 thể loại chính đó là: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca.

Với tư duy sắc sảo, lập luận sắc bén cùng những dẫn chứng xác thực và tính thuyết phục Người đã sáng tác nên những tác phẩm chính luận rất tiêu biểu được đăng trên các bài báo nổi tiếng như: “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn độc lập”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (1946); “Không có gì quý hơn độc lập tự do” (1966); “Bản Di chúc” (1965-1969), ...

Về nội dung của các tác phẩm thuộc thể loại truyện và kí, Người thường tập trung vào lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần tự hào dân tộc, đồng thời vạch trần bộ mặt tàn ác của chính quyền thực dân đem lại cho người đọc những nhận thức lớn lao về tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Một số tác phẩm tiêu biểu của thể loại này là:

- Lời than vãn của bà Trưng Trắc

- Những con người biết mùi hun khói

- Vi hành

- Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu

- Nhật ký chìm tàu

- Giấc ngủ 10 năm …

Người còn là một nhà thơ lớn sáng tác rất nhiều tập thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng của mình. Một số tác phẩm nổi bật như: “Nhật kí trong tù” ,”Tức cảnh Pác Bó”, “Cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy”, “Lên núi”, “Rằm tháng giêng”, …

Có thể khẳng định rằng, văn thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của cách mạng và đời sống tinh thần của con người Việt Nam..

Với nhân cách khiêm tốn, giản dị cũng nhiều đóng góp vĩ đại cho dân tộc, Người xứng đáng với những danh hiệu cao quý mà cả nhân loại đã tôn vinh như: vị lãnh tụ cách mạng vô sản xuất sắc, chiến sĩ hòa bình, Danh nhân văn hóa thế giới.

Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn biết ơn và tự hào về Người!

icon-date
Xuất bản : 09/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads