logo

Tác phẩm chữ Nôm của Nguyễn Du

Câu trả lời chính xác nhất: Những tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du gồm có: Đoạn trường tân thanh còn có tên gọi khác là Kim Vân Kiều truyện,(Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bác và Văn tế thập loại chúng sinh gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát. Ngoài ra, ông còn có một số tác phẩm đậm chất dân gian như Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu và bài vè Thác lời trai phường nón.

Cùng Top lời giải tìm hiểu rõ hơn về Tác phẩm chữ Nôm của Nguyễn Du ở những nội dung dưới đây nhé!


1. Vài nét về Nguyễn Du

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày mồng 3 tháng 1 năm (1766) tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu - Thăng Long. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh. Đó là một gia đình có truyền thống yêu chuộng văn chương và nghệ thuật.

>>> Xem thêm: Qua nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du muốn gửi gắm ước mơ suốt đời về?

Cha là ông là Nguyễn Nghiễm, sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tức Thượng thư bộ hộ triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần (1740 - 1778), con gái một người làm chức Câu kế, quê làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, bà có tài hát xướng. Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, Hàm tòng nhất phẩm, tức Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giầu sang phú quý.

Gia đình cũng như dòng họ Nguyễn Du có rất nhiều người làm quan dưới triều Lê - Trịnh. Người địa phương có câu ca dao nói về dòng họ này:

“Bao giờ ngàn Hống hết cây,

Sông Rum hết nước, họ này hết quan”.

Tác phẩm chữ Nôm của Nguyễn Du

>>> Xem thêm: Tóm tắt ngắn gọn về Nguyễn Du?


2. Tác phẩm chữ Nôm của Nguyễn Du

Những tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du gồm có:

- Đoạn trường tân thanh (Tiếng than van mới đau lòng đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Về thời điểm sáng tác, Từ điển văn học (bộ mới) ghi: "Có thuyết cho rằng Nguyễn Du viết ra sau khi ông đi sứ Trung Quốc (1814-1820), có thuyết cho nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809) Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn”. Tác phẩm dựa theo một tiểu thuyết của Trung Hoa, để thuật lại cuộc đời truân chuyên của một thiếu nữ hữu sắc đa tài nhưng bạc mệnh. Câu truyện này là một huyền thoại xây dựng trên hai nhân vật có thật, sống vào đời vua Gia Tĩnh nhà Minh (1522-1566) bên Trung Hoa. Đó là Vương Thúy Kiều và Từ Hải. Tác phẩm kể lại cuộc đời, những thử thách và đau khổ của Thúy Kiều, một phụ nữ trẻ xinh đẹp và tài năng, phải hy sinh thân mình để cứu gia đình. Để cứu cha và em trai khỏi tù, cô bán mình kết hôn với một người đàn ông trung niên, không biết rằng hắn ta là một kẻ buôn người - Mã Giám Sinh, và bị Tú bà ép làm kĩ nữ trong lầu xanh. Bất hạnh thay, cô đã được chuộc ra bởi Thúc Sinh nhưng lại vì sự ghen tuông mù quáng của Hoạn thư nên đành nương nhờ cửa Phật, rồi lại được một vị Phật tử tại gia nhận về nhưng cùng phường với tú bà đã ép cô vào lầu xanh, thoát chết nhờ vào vị anh hùng Từ Hải- người đã chuộc cô ra. Cùng cô giải đóa ân oán bấy lâu, nhưng vì nhẹ dạ cả tin, cô lại bị Hồ Tôn Hiến che mắt, làm tủi nhục cũng như làm tan biến nhịp sống của Từ Hải, cuối cùng cô cũng về với gia đình cùng hạnh phúc không trọn vẹn.

- Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), viết bằng thể thơ song thất lục bát hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Đây Là một bài văn tế dài 184 câu song thất lục bát có tính chất chiêu hồn thập loại chúng sinh được thanh thoát về nơi tây phương cực lạc trong ngày tết xá tội vong nhân rằm tháng Bảy âm lịch. Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812).

- Bài "Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu","Thác lời trai phường nón": cả 2 tác phẩm đều cho là được Nguyễn Du sáng tác trước lúc Nguyễn Du 19-25 tuổi. Nguyễn Thạch Giang cho rằng bài Thác lời trai phường nón sáng tác vào khoảng 16-19 tuổi còn bài Văn tế Trường Lưu nhị nữ vào quãng 1796-1802, thậm chí vào những năm cuối của các năm đó, tức bài sau cách bài trước khoảng 16-20 năm, lúc Nguyễn Du ở vào độ tuổi 32-38. Trương Chính và Nguyễn Quảng Tuân thì cho rằng hai bài này không phải của Nguyễn Du mà chỉ là những câu chuyện hư cấu. Tác phẩm Thác lời trai phường nón được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm. Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.

Những sáng tác của Nguyễn Du là sự kết tinh những thành tựu chữ Hán và chữ Nôm của dân tộc, tổng hợp tinh hoa của nhiều thể loại văn học để sáng tác Truyện Kiều. Nguyễn Du đã có công lớn trong việc đưa ngôn ngữ văn học Tiếng Việt lên trình độ điêu luyện, cổ điển. Từ đó ông đáng được suy tôn danh hiệu Đại thi hào dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới.

---------------------------------

Trên đây là những nội dung phân tích về “Những tác phẩm chữ Nôm của Nguyễn Du”. Top lời giải hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt

icon-date
Xuất bản : 02/07/2022 - Cập nhật : 08/07/2022