logo

Ai được mệnh danh là đại thi hào dân tộc?

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Ai được mệnh danh là đại thi hào dân tộc?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Ngữ văn hay và hữu ích.


Trắc nghiệm: Ai được mệnh danh là đại thi hào dân tộc?

A. Hồ Chí Minh

B. Nguyễn Dữ

C. Nguyễn Du

D. Nguyễn Huệ

Trả lời:

 Đáp án đúng C. Nguyễn Du


Kiến thức mở rộng về Đại thi hào Nguyễn Du


1. Tiểu sử tác giả Nguyễn Du

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày mùng 3 tháng 1 năm (1766) tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu - Thăng Long. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh. Đó là một gia đình có truyền thống yêu chuộng văn chương và nghệ thuật.

 Ai được mệnh danh là đại thi hào dân tộc?

Cha là ông là Nguyễn Nghiễm, sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tỉnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tức Thượng thư bộ hộ triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần (1740 - 1778), con gái một người làm chức Câu kế, quê làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, bà có tài hát xướng. Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, Hàm tòng nhất phẩm, tức Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giàu sang phú quý.

Tổ tiên của Nguyễn Du, quê nội ở làng Tảo Dương, quê ngoại ở làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội), nổi tiếng với câu chuyện Trạng Cậu, Trạng Cháu (Trạng nguyên Nguyễn Đức Lượng và Trạng nguyên Nguyễn Thiến). Về sau, Nam Dương công Nguyễn Doãn Miện (tức Nguyễn Nhiệm, là cháu của Trạng nguyên Nguyễn Thiến) di cư vào Hà Tĩnh, trở thành vị tổ phụ của dòng họ Nguyễn Tiên Điền. 


2. Sự nghiệp của Nguyễn Du

- Năm Quý Hợi (1803), khi vua Gia Long ra Bắc, Nguyễn Du từ Quỳnh Hải đem quân lương đi đón vua Gia Long, đến Phù Dung, trấn Sơn Nam Thượng thì gặp vua Gia Long, vua phong ngay tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam (nay là huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên). Sự kiện này giống như Phi Tử đời Chiến Quốc dâng ngựa cho vua Chu Hiểu Vương mà được chức Phụ Dung, nên Nguyễn Du có danh hiệu là Phi Tử.

Nhờ thời kỳ đi giang hồ, Nguyễn Du đã thông thạo các ngôn ngữ Trung Quốc, nên chỉ mấy tháng sau thăng tri phủ Thường Tin, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc Hà Nội), ông được đặc cách lên ải Nam Quan tiếp sứ nhà Thanh sang phong sắc cho vua Gia Long.

- Năm Ất sửu (1805), ông được thăng Đông các học sĩ, tước Du Đức hầu và vào nhậm chức ở kinh đô Phú Xuân.

- Năm Đinh Mão (1807), ông được cử làm giám khảo kỳ thi Hương ở Hải Dương. Mùa thu năm Mậu Thìn (1808), ông xin về quê nghỉ.

- Năm Kỷ Tỵ (1809), ông được bổ chức Cai bạ (hàm Tứ phẩm) ở Quảng Bình.

- Năm Quý Dậu (1813), ông được thăng Cần chánh điện học sĩ (chính Tam phẩm) và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh. 

- Năm 1814, ông đi sứ về, được thăng Lễ bộ hữu Tham tri (tòng Nhị phẩm).

- Năm Bính Tý (1816), anh rể Nguyễn Du là Vũ Trinh vì liên quan đến vụ án cha con Tổng trấn Nguyễn Văn Thành nên bị đày vào Quảng Nam.

- Năm Canh Thìn (1820), vua Gia Long qua đời, Nguyễn Phúc Đảm nối ngôi, tức vua Minh Mạng. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch tả chết ngày mùng 10 tháng 8 năm Canh Thìn (tức 16 tháng 9 năm 1820) lúc 54 tuổi.

- Năm Giáp Thân (1824), di cốt của ông được cải táng về quê nhà là làng Tiên Điền, Hà Tĩnh.


3. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du

Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn chương bất hủ bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Ở lĩnh vực nào, Nguyễn Du cũng đạt nhiều thành tựu xuất sắc.

* Sáng tác chữ Hán, bao gồm:

- Thanh Hiên thi tập (gồm 78 bài), viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.

- Nam trung tạp ngâm (gồm 40 bài thơ), làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, ông viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.

- Bắc hành tạp lục (ghi chép trong chuyến đi sang phương Bắc, gồm 131 bài thơ), viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

* Sáng tác chữ Nôm, gồm có:

- Đoạn trường tân thanh (tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột), tức Truyện Kiều, gồm 3254 câu thơ theo thể lục bát.

- Văn chiêu hồn (nguyên có tên là Văn tế thập loại chúng sinh, nghĩa là Văn tế mười loại người), là một ngâm khúc gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát.

- Thác lời trai phường nón (gồm 48 câu), cũng được viết bằng thể lục bát, nội dung thay lời người con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.

- Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, gồm 98 câu, viết theo lối văn tế…

icon-date
Xuất bản : 13/03/2022 - Cập nhật : 13/03/2022