logo

Tác giả - Tác phẩm: Út Vịnh trang 136 Tiếng Việt 5 (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Út Vịnh bao gồm Giới thiệu tác giả Tô Phương và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, của tác phẩm Út Vịnh - SGK Tiếng Việt 5. Bài viết sẽ giúp các em học sinh cũng như thầy cô giáo trong việc học, giảng dạy và có những bài soạn giáo án đặc sắc.

Tác giả - Tác phẩm: Út Vịnh

Tác giả - Tác phẩm: Út Vịnh trang 136 Tiếng Việt 5 (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)

I. Khái quát về tác giả - tác phẩm


1. Tác giả

Nhà văn Tô Phương nguyên là nhà báo quân đội, nhiều năm ông là phóng viên chiến trường có mặt ở nhiều mặt trận nóng bỏng. Ông có nhiều tác phẩm ghi chép diễn biến chiến sự ác liệt, chiến công oanh liệt của quân và dân ta cùng với những hy sinh mất mát. Năm 1979, ông bắt đầu con đường văn nghiệp với tác phẩm truyện ký đầu tay “Mùa hoa ô môi” (Nhà Xuất bản Phụ nữ) khá thành công, để rồi sau đó cho ra đời một loạt tác phẩm tiếp nối như: Làng xã đánh giặc (1980); Bà mẹ đất thép (1984); Hương tràm (1986); Đội nữ du kích Củ Chi (1985); Bà mẹ và bản án tử hình (1987)…

Là một người lính, ông đã chọn cho mình đề tài chiến tranh cách mạng như là một sự lựa chọn không thể khác, của ý thức trách nhiệm thôi thúc ngay từ trong cảm hứng sáng tạo. Là một nhà báo, ông chọn cho mình thể loại truyện ký để thể hiện các trang văn như là một tiền định.

Những trang viết của nhà văn Tô Phương trong bối cảnh chiến tranh hay đề tài hậu chiến chưa bao giờ xa rời mục tiêu ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người trong những thử thách khốc liệt nhất. Hiện đậm trên những trang viết là hình tượng người lính, là các chiến sĩ dân quân du kích, là những bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Đến năm 1982, Tô Phương chuyển ngành ra khỏi quân đội, nhưng vẫn tiếp tục nghề báo với cương vị Tổng biên tập Báo Phú Khánh, rồi khi tách tỉnh trở thành Tổng biên tập Báo Phú Yên.


2. Tác phẩm

a. Bố cục

Có thể chia bài đọc thành 4 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến còn ném đá lên tàu

Đoạn 2: Từ Tháng trước đến hứa không chơi dại như vậy nữa

Đoạn 3: Từ Một buổi chiều đẹp trời đến tàu hỏa đến

Đoạn 4: Phần còn lại

b. Nội dung chính

Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ. 

c. Từ cần giải nghĩa trong tác phẩm

Thanh ray: thanh thép hoặc sắt ghép nối với nhau thành hai đường song  song để tạo thành đường cho tàu hỏa, tàu điện hay xe goòng chạy qua


II. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Út Vịnh


Câu hỏi đoạn 1

Câu hỏi: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?

Lời giải:

Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Nhiều khi bọn trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu chạy qua.

Câu hỏi: Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì? Nội dung của phong trào đó là gì?

Lời giải:

Phong trào Em yêu đường sắt quê em.  

HS cam kết không chơi trên đường tàu. không ném đá lên tàu vàđường tàu, cung nhau bảo vệ những chuyến tàu qua…


Câu hỏi đoạn 2

Câu hỏi: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?

Lời giải:

Để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em, nhận việc thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy thả diều trên đường tàu và đã thuyết phục bạn này không thả diều trên đường tàu nữa.


Câu hỏi đoạn 3, 4

Câu hỏi: Khi thấy còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy những gì? 

Lời giải:

Vịnh thấy Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.

Câu hỏi: Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu ?

Lời giải:

Để cứu hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hỏa đến. Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới. Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.

Câu hỏi:

Em học tập được ở Út Vịnh điều gì ?

Lời giải:

Em học tập được ở Út Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ.


Câu hỏi vận dụng

Câu hỏi: Địa phương em có đường tàu chạy qua không? Em sẽ làm gì để giữ gìn an toàn đường sắt?

Lời giải:

Ví dụ: Địa phương em có đường sắt chạy qua

- Để giữ gìn an toàn đường sắt em sẽ: 

+ Không chơi đùa cạnh đường sắt

+ Không tháo những bộ phận như ốc, vít khỏi đường sắt để làm chệch đường ray đoàn tàu

+ Tuyên truyền cho mọi người về mức độ nguy hiểm khi chơi đùa, phá hoại giao thông đường sắt

>>> Xem trọn bộ: Tác giả, tác phẩm Tiếng Việt 5

------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Út Vịnh trong bộ SGK Tiếng Việt 5. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 17/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022