logo

Tác giả - Tác phẩm: Tà áo dài Việt Nam trang 122 Tiếng Việt 5 (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Tà áo dài Việt Nam bao gồm Giới thiệu tác giả Trần Ngọc Thêm và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, của tác phẩm Tà áo dài Việt Nam - SGK Tiếng Việt 5. Bài viết sẽ giúp các em học sinh cũng như thầy cô giáo trong việc học, giảng dạy và có những bài soạn giáo án đặc sắc.

Tác giả - Tác phẩm: Tà áo dài Việt Nam

Tác giả - Tác phẩm: Tà áo dài Việt Nam trang 122 Tiếng Việt 5 (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)

I. Khái quát về tác giả - tác phẩm


1. Tác giả

GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm là giáo sư, tiến sĩ khoa học ngành ngữ văn, nhà văn hóa học nổi tiếng của Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư Ngành Ngôn ngữ học; Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Việt Nam. Ông được phong hàm PGS năm 1992, GS năm 2002 và từng được bầu làm thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên Nga năm 1999.

GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm là tác giả của nhiều công trình khoa học về ngôn ngữ và văn hóa, tiêu biểu như: Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt (xuất bản lần đầu năm 1985, tái bản 7 lần), Cơ sở văn hóa Việt Nam (xuất bản lần đầu năm 1995, tái bản 7 lần), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (xuất bản lần đầu năm 1996, tải bản 3 lần, bản dịch tiếng Pháp tái bản 3 lần, bản dịch tiếng Hoa mới ra mắt tại Đài Loan tháng 12-2019),… Với những đóng góp lớn trong các lĩnh vực khoa học và giáo dục, ông được tặng Huân chương lao động hạng III năm 2009, Huân chương lao động hạng II năm 2016, Bằng khen của Thủ tướng năm 2007,…

Hiện nay, giáo sư đang đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện KHXH và NV – Trường ĐH Công nghệ Tp. HCM (HUTECH) và tiếp tục giảng dạy, nghiên cứu, viết sách.


2. Tác phẩm

a. Bố cục

Có thể chia bài đọc thành 4 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến xanh hồ thủy,...

Đoạn 2: Từ Từ đầu thế kỉ XIX đến đôi vạt phải

Đoạn 3: Từ Từ những năm 30 đến trẻ trung

Đoạn 4: Phần còn lại

b. Nội dung chính

Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền, vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.

c. Từ cần giải nghĩa trong tác phẩm

- Áo cánh: áo ngắn, cổ đứng hoặc cổ viền thường có hai túi ở hai vạt trước và xẻ ở hai bên sườn

- Phong cách: kiểu (lối) sống tạo ra nét riêng của một người hoặc một nhóm người

- Tế nhị: ý nói nhã nhặn, lịch sự

- Xanh hồ thủy: xanh như màu nước hồ (xanh nhạt)

- Tân thời: Kiểu mới

- Y phục: quần áo, đồ mặc


II. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Tà áo dài Việt Nam

Câu 1: Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ?

Lời giải:

Trong trang phục của phụ nữ Việt Nam, chiếc áo dài đóng vai trò quan trọng, thân thuộc. Phụ nữ Việt Nam xưa nay mặc áo dài thẫm màu phủ ra bên ngoài, những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục nhự vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ ta thêm dịu dàng, kín đáo.

Câu 2: Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền ?

Lời giải:

Chiếc áo dài tân thời vừa giữ được phong cách tế nhị, kín đáo của áo dài cổ truyền vừa mang phong cách hiện đại phương Tây.

Câu 3: Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?

Lời giải:

Áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam vì nó thể hiện được phong cách tế nhị, kín đáo của người phụ nữ Việt Nam.

Câu 4: Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài? 

Lời giải:

Em cảm thấy khi mặc áo dài người phụ nữ như đẹp ra, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền, vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.

Câu 5: Qua bài học trên, em biết được điều gì?

Lời giải:

Em biết được tà áo dài Việt Nam đã có từ lâu đời/ Tà áo dài Việt Nam là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả, tác phẩm Tiếng Việt 5

------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Tà áo dài Việt Nam trong bộ SGK Tiếng Việt 5. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 17/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022
/* */ /* */
/*
*/