logo

Tác giả - Tác phẩm: Trước cổng trời (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Trước cổng trời bao gồm Giới thiệu tác giả Quang Huy và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, của tác phẩm Trước cổng trời - SGK Tiếng Việt 5. Bài viết sẽ giúp các em học sinh cũng như thầy cô giáo trong việc học, giảng dạy và có những bài soạn giáo án đặc sắc.

Tác giả - Tác phẩm: Trước cổng trời

Tác giả - Tác phẩm: Trước cổng trời (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)

I. Khái quát về tác giả - tác phẩm


1. Tác giả

Nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh sinh năm 1942 tại quê Sơn Dương, Lâm Thao, Phú Thọ. Nhà thơ qua đời tháng 12/2006.

Ông tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, sau đó vào bộ đội; Năm 1987 được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Cuối năm 1975 ông chuyển ngành về công tác tại hội VHNT tỉnh Vĩnh Phú. 

Các tác phẩm chính đã xuất bản: Chào đất nước (1970), Trăng rừng (1977), Hoa cỏ miền đồi (1982), Trước cổng trời (1989), Giã biệt một ánh sao chiều (1992), Sắc cầu vồng (1996), Vầng sáng và những kỳ tích - thơ - trường ca (2000).

Nhà thơ đã được nhận: Giải C Thơ năm 1998 của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật; Giải thưởng Hùng Vương về Văn học Nghệ thuật 5 năm của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ…


2. Tác phẩm

a. Bố cục

Có thể chia bài làm 3 đoạn:

Đoạn 1: 4 dòng đầu

Đoạn 2: 8 dòng tiếp theo

Đoạn 3: Phần còn lại

b. Nội dung chính

Nội dung chính: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc và cuộc sống thanh bình, hòa thuận, hăng say trong lao động chịu thương, chịu khó của đồng bào các dân tộc.

c. Từ cần giải nghĩa trong tác phẩm Trước cổng trời

- Nguyên sơ: Vẫn còn nguyên vẻ tự nhiên như lúc ban đầu.

- Vạt nương: Mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi, núi.

- Triền: Dải đất thoai thoải ở hai bên bờ sông hoặc hai bên sườn núi.

- Sương giá: Sương lạnh buốt (vào mùa đông).


II. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Trước cổng trời


Câu hỏi đoạn 1

Câu hỏi: Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”?

Lời giải:

Địa điểm trong bài thơ được gọi là “cổng trời” vì nơi đó là một đèo cao giữa hai vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.

Câu hỏi: Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?

Lời giải:

    Qua màn sương khói huyền ảo, từ cổng trời nhìn ra có thể thấy cả một không gian bất tận với những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn vàn sắc màu cỏ hoa. Dưới thung lũng, lúa đã chín vàng màu mật ong. Xa xa, thác nước trắng đổ từ triền núi cao xuống vang vọng ngân nga như khúc nhạc của đất trời. Bên dòng suối mát, đàn dê thong dong soi bóng mình. Không gian thật nguyên sơ, ta như bước vào cõi mơ.


Câu hỏi đoạn 2, 3

Câu hỏi: Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?

Lời giải:

- Em thích nhất cảnh vật trong đoạn đầu bài thơ: 

           Giữa hai bên vách đá

           Mở ra một khoảng trời

           Có gió thoảng, mây trôi

           Cổng trời trên mặt đất?

- Bởi vì: đứng ở cổng trời, ngửa đầu nhìn lên thấy khoảng không có gió thoảng mây trôi, em có cảm giác như đang đi lên trời, bước vào thế giới huyền ảo của truyện cổ tích.

Câu hỏi: Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên?

Lời giải:

Cảnh rừng sương giá như ấm lên bởi có hình ảnh con người. Ai nấy đều tất bật rộn ràng vì công việc, người Tày từ khắp các ngả đi gặt lúa, trồng rau, người Giáy, người Dao đi tìm măng hái nấm, tiếng xe ngựa vang lên suốt triền rừng hoang dã, những vạt áo chàm nhuộm xanh cả nắng chiều.


Câu hỏi vận dụng

Câu hỏi: Em có cảm nhận gì trước vẻ đẹp hùng vĩ của đất nước ta?

Lời giải: 

Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn rau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta vừa như được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam. Với nhân dân ta,quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cách đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả, tác phẩm Tiếng Việt 5

------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Trước cổng trời trong bộ SGK Tiếng Việt 5. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 14/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022