logo

Tác giả - Tác phẩm: Người mẹ vườn cau (hoàn cảnh sáng tác, bố cục)

Tìm hiểu Tác giả tác phẩm: Người mẹ vườn cau Ngữ văn 8 Cánh diều về tiểu sử tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. Hi vọng qua bài viết dưới đây các bạn sẽ nắm vững được những kiến thức trọng tâm của bài học!


I. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư


1. Tiểu sử

- Nguyễn Ngọc Tư (sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) là một nhà văn, thành viên Hội nhà văn Việt Nam.

- Từ thuở nhỏ, chị có niềm đam mê đặc biệt cho việc viết lách như một cách giải tỏa và thể nghiệm, chị biết rằng chị muốn viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Hàng ngày, chị Tư chăm sóc ông ngoại và phụ giúp cha mẹ những công việc đồng áng, chưa từng nghĩ sẽ có cơ hội nổi tiếng.

- Chị nghỉ học ở cấp phổ thông cơ sở, mong muốn xin làm việc tại một cơ quan văn nghệ báo chí tỉnh Cà Mau. Nơi đây chính là môi trường thuận lợi để phát triển nghề viết của mình. Đa số những truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư viết về tình bạn ở đồng quê, được  gửi tạp chí Văn nghệ Bán đảo Cà Mau và đã được đăng. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã kết hôn và cũng đã có con.

- Hiện tại chị vẫn sinh sống và làm việc ở Cà Mau.


2. Phong cách sáng tác

- Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư xem việc viết văn giống như cách để giải tỏa và thể nghiệm nên nội dung tác phẩm có tính chất gần gũi, bình dị nhất và dễ cảm. Chính vì thế, đa số những trang viết của Nguyễn Ngọc Tư nhận được rất nhiều sự đón nhận của độc giả. 

- Giọng văn tác giả đậm chất Nam Bộ, mềm mại nhưng vô cùng sâu cay về số phận và cuộc đời éo le chìm nổi. Những tác phẩm của chị Tư thấm đẫm cái chất miền quê, tình của làng của đất, đặc biệt là tình cảm của con người chân chất hồn hậu nhưng gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống.


3. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư

- Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đến với văn chương âm thầm và lặng lẽ nhưng chính tài năng của mình, tác giả đã được nhiều người công nhận và đánh giá cao. Tập truyện ngắn Đổi thay là tác phẩm đầu tiên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, được đăng trên tạp chí Văn nghệ Cà Mau nhưng chưa tạo được tiếng vang lớn.

- Nguyễn Ngọc Tư nhận được giải Cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần thứ hai và giải Mai Vàng ở hạng mục Nhà văn xuất sắc vào năm 2002. Năm 2003, tác phẩm tiếp tục giúp chị đoạt giải B của Hội nhà văn Việt Nam. Khi đó, chị Tư là một trong Mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002.

- Chính những thành công đó càng tạo động lực để chị sáng tác thêm nhiều tập truyện ngắn như: Ông ngoại, Biển người mênh mông, Giao thừa, Nước chảy mây trôi, Cái nhìn khắc khoải và Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.

- Cánh đồng bất tận sáng tác vào năm 2005 đã nhanh chóng được nhiều người biết đến và trở thành hiện tượng văn học nổi bật của Việt Nam chỉ sau một năm ra mắt. Tác phẩm còn nhận được Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam. Một năm sau, nhà văn tiếp tục nhận được Giải thưởng văn học ASEAN với hai tác phẩm Ngọn đèn không tắt và Cánh đồng bất tận.

- Sau thành công của Cánh đồng bất tận, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã xuất bản các tác phẩm như: Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, Khói trời lộng lẫy, Không ai qua sông và Cố định một đám mây. Đồng thời, chị còn sáng tác các tản văn như: Yêu người ngóng núi, Gáy người thì lạnh, Đong tấm lòng và gần đây là Hành lý hư vô (2019). Hơn thế nữa, chị cũng xuất bản tiểu thuyết và thơ với hai tác phẩm Sông (tiểu thuyết) và Chấm (thơ).

Tác giả - Tác phẩm: Người mẹ vườn cau (hoàn cảnh sáng tác, bố cục)

(Chân dung tác giả Nguyễn Ngọc Tư)


II. Tác phẩm Người mẹ vườn cau 


1. Thể loại

Truyện ngắn


2. Chủ đề

Chủ đề câu chuyện viết về người mẹ và những hi sinh thầm lặng.


3. Nội dung chính

Truyện nói về kí ức của tác giả về người bà nội - một người mẹ anh hùng giàu đức hy sinh và đáng thương. Qua đó, gửi gắm đến người đọc thông điệp về sự biết ơn và kính trọng những người đã hi sinh vì lí tưởng cách mạng, vì nền hòa bình độc lập và những người mẹ anh hùng.

Tác giả - Tác phẩm: Người mẹ vườn cau (hoàn cảnh sáng tác, bố cục)

4. Tóm tắt

Mở đầu câu chuyện là cô giáo yêu cầu viết bài văn về mẹ, tuy nhiên nhân vật “tôi” không biết viết như nào và nhớ lại rằng ba có nhiều mẹ và mình có nhiều bà nội, trong đó, ba có một “người mẹ vườn cau”. Tiếp đó là những kỉ niệm thời nhỏ tại quê của "Người mẹ vườn cau". Con đường đến nhà bà là con đường đất, những khi trời mưa đường bùn ướt nhẹp. Nhà Nội là nhà mái lá nhỏ xíu. Nội gầy gò, cười phô cả lợi những vẫn luôn lo lắng cho các con các cháu. Hôm ấy là giỗ chú Sơn. Bữa cơm giỗ chỉ vài ba bác canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng đơn giản những vẫn rất ngon và ấm áp. Khi trời tạnh mưa, mọi người ào ào kéo đến làm nhân vât “tôi” phải thắc mắc rằng tại sao bà lại có nhiều con như thế. Các chú cùng bố nhậu một bữa nhưng vẫn phải xin phép bà. Mọi người vui vẻ nói chuyện ngày xưa. “Tôi” được Nội dẫn ra vườn cau và vườn hoa quả trĩu trái. Đêm hôm ấy được bà mắc mùng cho tôi ngủ và được nghe những câu chuyện bà kể khi khó ngủ. Do ba chuyển công tác nên gia đình cũng chuyển lên phố. Mẹ nhắc chuyện lâu chưa về thăm nội nhưng bố không lo. Chỉ khi chú Biểu đến nhà, nghe câu chú nói mình bạc, bố mới thấy nằm suy nghĩ và quyết định mai về lại "Người mẹ vườn cau". Đó là những kỉ niệm về mẹ vườn cau của bố còn với mẹ của “tôi” thì chỉ "Mẹ là người sinh ra em, nuôi em lớn, ngày thường mẹ nấu cơm em ăn, giặt đồ em mặc". Bài văn tuy 4 điểm nhưng “tôi” cũng không hề buồn vì tả về mẹ đâu chỉ bằng vài câu.


5. Ngôi kể

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn hệ thống những kiến thức trọng tâm về Tác giả, tác phẩm Người mẹ vườn cau. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 24/03/2023 - Cập nhật : 30/06/2023