logo

Tác giả - Tác phẩm: Người công dân số Một (tiếp theo) trang 10 Tiếng Việt 5 (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Người công dân số Một (tiếp theo) bao gồm Giới thiệu tác giả Hà Văn Cầu - Vũ Đình Phòng và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, của tác phẩm Người công dân số Một (tiếp theo) - SGK Tiếng Việt 5. Bài viết sẽ giúp các em học sinh cũng như thầy cô giáo trong việc học, giảng dạy và có những bài soạn giáo án đặc sắc.

Tác giả - Tác phẩm: Người công dân số Một (tiếp theo)

Tác giả - Tác phẩm: Người công dân số Một (tiếp theo) trang 10 Tiếng Việt 5 (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)

I. Khái quát về tác phẩm


1. Tác giả

- Hà Văn Cầu: Sinh năm 1927 tại Thái Bình, GS Hà Văn Cầu đã có nhiều đóng góp cho nghệ thuật chèo truyền thống ngay từ thập niên 1950. Ông là một trong những người thành lập đoàn chèo Cổ Phong (tiền thân của đoàn chèo Hà Tây), và trực tiếp đứng ra nghiên cứu,sưu tầm về mảng tri thức chèo cổ trong dân gian.

Trong gần 60 năm tiếp theo đó, nhiều công trình của GS Hà Văn Cầu đã được sử dụng làm tư liệu nghiên cứu, giáo trình giảng dạy cho sinh viên trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Một số công trình này từng được giới thiệu tại các nền sân khấu của Đức, Pháp, Nhật Bản... và được đánh giá cao.

- Vũ Đình Phòng: Đang cập nhật

a. Hoàn cảnh sáng tác

Người công dân số Một là tác phẩm kịch (kịch bản Hà Văn Cầu, Vũ Đình Phòng) viết năm 1976. Tác phẩm đã rất thành công, mở đầu cho một thời kỳ sôi nổi của nghệ thuật sân khấu cải lương với đề tài hiện đại ở miền Bắc sau ngày Tổ quốc thống nhất (1975).

Đoạn trích này thuộc phần đầu của vở kịch, viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi Người còn là thanh niên, đang trăn trở tìm con đường cứu dân cứu nước.

b. Bố cục

Có thể chia đoạn kịch thành 2 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến Lại còn say sóng nữa

Đoạn 2: Phần còn lại

c. Nội dung chính

Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

d. Từ cần giải nghĩa trong tác phẩm

- Súng thần công: súng lớn thời xưa, đặt trên bệ cố định hoặc trên giá có bánh xe, có đoạn bằng đá, đồng hoặc gang, hình cầu, được nạp từ miệng nòng; tầm bắn xa khoảng hơn 200 mét

- Hùng tâm tráng khí: lòng quả cảm và khí phách mạnh mẽ

- Tàu la-tút-sơ Tơ-rê-vin: một tàu buôn của người Pháp. Trên chiếc tàu này, năm 1911, Bác Hồ rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước.

- Biển Đỏ: (còn gọi là Hồng Hải) biển thuộc Ấn Độ Dương, nước có sắc đỏ.

- A-lê-hấp(tiếng Pháp): lời thúc giục hành động


II. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Người công dân số Một

Câu 1: Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau ?

Lời giải: 

Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ vẫn có điểm khác nhau. Điểm khác nhau giữa anh Lê và anh Thành là:

Anh Lê: có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ, vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược.

Trái lại, anh Thành không cam chịu, rất tin tưởng vào con đường mình đã chọn: ra nước ngoài học cái mới để về cứu dân, cứu nước.

Câu 2: Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào ?

Lời giải:

Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ:

- Lời nói:

+ Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ, phải có trí, có lực… Tôi muốn sang nước họ…. học cái trí khôn của họ để về cứu dân mình…

+ Làm thân nô lệ… yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta…. Đi ngay có được không anh?

+ Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ.

- Cử chỉ: xòe bàn tay ra: “Tiền ở đây chứ đâu?”

Câu 3: "Người công dân số Một" trong đoạn kịch là ai ? Vì sao có thể gọi như vậy ?

Lời giải:

Người công dân số một trong đoạn kịch là Nguyễn Tất Thành vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Người. Với ý thức này Nguyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho đất nước.

Câu 4: Đọc phân vai theo các nhân vật trong đoạn kịch.

- HS thực hành theo HD của GV


Câu hỏi vận dụng

Câu hỏi: Qua vở kịch này, tác giả muốn nói điều gì?

Lời giải:

Tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

Câu hỏi: Em học tập được đức tính gì của Bác Hồ?

Lời giải:

Yêu nước, thương dân,quyết tâm thực hiện mục tiêu của mình,...

>>> Xem trọn bộ: Tác giả, tác phẩm Tiếng Việt 5

------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Người công dân số Một (tiếp theo) trong bộ SGK Tiếng Việt 5. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 16/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022