logo

Tác giả tác phẩm: Chị sẽ gọi em bằng tên (Chân trời sáng tạo)

icon_facebook

Giới thiệu Tác giả tác phẩm Chị sẽ gọi em bằng tên chi tiết nhất về tiểu sử tác giả, tóm tắt, bố cục, giá trị nội dung, nghệ thuật và Sơ đồ tư duy bài học Chị sẽ gọi em bằng tên.


1. Giới thiệu tác giả

- Jack Canfield & Mark Victor Hansen.


2. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

- Thể loại: Truyện ngắn 

- Xuất xứ: In trong Tình yêu thương gia đình, bộ sách Hạt giống tâm hồn

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

- Người kể chuyện: Ngôi kể thứ nhất

- Tóm tắt: 

Nhân vật tôi có cậu em trai đặc biệt, tính cách lạ lùng, e dè, hay cười một mình vì những lý do không đâu. Cậu em trai còn học rất kém và phải chuyển sang lớp giáo dục đặc biệt. Nhân vật tôi rất ghét người em của mình, thường không bao giờ nói chuyện cùng và gọi em bằng những biệt danh xấu xí. Trong một lần đi khám răng tình cờ hai chị em nói chuyện với nhau nhân vật tôi hiểu rằng em mình là cậu bé rất tốt bụng, thân thiện cởi mở và hoạt ngôn. Vào chuyến đi du lịch cùng cả nhà em đã nói với bố rằng chị gái mình là người rất tốt bụng và yêu thương mình. Khi nghe thấy vậy, nhân vật tôi rất xúc động và hứa rằng sau này sẽ quan tâm yêu thương em nhiều hơn và gọi em bằng cái tên Eric Carter của mình. 

- Bố cục: 

Đoạn 1: Từ đầu đến “đâu vào đấy”: Ấn tượng không tốt của nhân vật tôi về người em trai của mình

Đoạn 2: Còn lại: Nhân vật tôi nhận ra em trai mình thật tốt bụng, đáng yêu và ngoan ngoãn.

- Giá trị nội dung: 

+ Chị sẽ gọi em bằng tên là câu chuyện về sự thay đổi cách nhìn nhận, đối xử của người chị với đứa em đặc biệt của mình. 

+ Qua câu chuyện, tác giả muốn đưa đến bài học về sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương mọi người (đặc biệt là những người khiếm khuyết).

- Giá trị nghệ thuật: 

+ Nghệ thuật tự sự từ ngôi nhất đem lại tính chân thực cho câu chuyện.

Tác giả tác phẩm: Chị sẽ gọi em bằng tên

3. Soạn bài Chị sẽ gọi em bằng tên

1. Đọc hiểu

a. Thái độ trước đó của nhân vật “tôi” với em trai

- Lời giới thiệu về em trai: “Em trai tôi là một cậu bé có đôi mắt to đen láy, nơi em có một điều gì đó vừa lạ lùng vừa e dè, mất nhiều thời gian để học những điều cơ bản… Năm tiếp theo em làm một bài kiểm tra và kết quả cho thấy em cần được chuyển sang lớp giáo dục đặc biệt”.

- Càng lớn càng ghét em mình.

- Đôi khi tỏ ra giận dữ, ước rằng em được bình thường như bao đứa trẻ khác.

- Thường trừng mắt nhìn để dọa em sợ.

- Không gọi tên mà đặt cho em trai những biệt danh xấu xí.

=> Sự lạnh lùng và ghét bỏ ngày càng lớn dần.

b. Cuộc trò chuyện của hai chị em và sự thay đổi thái độ của “tôi”

- Hoàn cảnh: Bố mẹ đi vắng, người chị có một cuộc hẹn với nha sĩ và phải dắt em trai đi cùng.

- Khi rảo bước trên vỉa hè, nhân vật “tôi” đã muốn trò chuyện với em.

- Hai chị em trò chuyện vui vẻ về sở thích của em trai: mê xe Ca-đi-lắc, ước mơ trở thành kĩ sư hoặc doanh nhân, thích nghe nhạc Rap…

=> Nhân vật “tôi” nhận ra em trai cũng đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn.

c. Thái độ của “tôi” sau cuộc trò chuyện

- Hoàn cảnh: Một tuần sau, gia đình có chuyến du lịch.

- Nhân vật “tôi” nghe được cuộc trò chuyện của em trai và bố.

- Hiểu được tình cảm của em dành cho mình, nhận ra cần phải thay đổi:

+ Sẽ đi cùng em giữa chốn đông người mà không cảm thấy ngượng ngùng.

+ Dạy em học và chỉ cách em sử dụng vi tính.

+ Trò chuyện với em nhiều hơn.

+ Gọi em bằng cái tên Ê-ríc Ca-rơ-tơ thay vì những biệt danh xấu xí.

=> Sự yêu thương dành cho em trai của mình.

2. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Vì sao người chị trong câu chuyện lại có thái độ lạnh lùng và ghét em trai mình?

Người chị cảm thấy em trai là một đứa trẻ kì lạ. Khi đi cùng em trai, mọi người đều nhìn chằm chằm vao hai chị em, vì ở em trai toát lên điều gì đó khiến người ta chú ý. Điều đó khiến người chị cảm thấy khó chịu và càng ngày càng ghét em trai của mình.

Câu 2. Điều gì đã mở ra một khởi đầu mới cho mối quan hệ của hai chị em?

Một lần, bố mẹ đều đi vắng, người chị có một cuộc hẹn với nha sĩ và phải dắt em trai đi cùng. Khi hai chị em đang dạo bước trên vỉa hè, người chị đã muốn trò chuyện với em trai mình. Sau cuộc trò chuyện, người chị nhận ra em trai cũng đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn.

Câu 3. Vì sao người chị lại khóc?

Người chị đã nghe thấy cuộc trò chuyện của em trai với bố. Người em không những không ghét chị mà còn nghĩ chị của mình rất tốt. Điều đó khiến người chị cảm động trước tình cảm của em trai dành cho mình.

Câu 4. Qua câu chuyện trên, em học được cách cư xử với những người thân trong gia đình như thế nào?

Chúng ta cần phải biết yêu thương, trân trọng, chia sẻ và thấu hiểu với những người thân trong gia đình. Bởi họ là những người luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay mỗi khi chúng ta vấp ngã hay thành công.

icon-date
Xuất bản : 18/01/2022 - Cập nhật : 19/01/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads