logo

Tác giả Lưu Quang Vũ

Giới thiệu về Tác giả Lưu Quang Vũ qua các phần Tiểu sử, Sự nghiệp sáng tác, các tác phẩm xuất sắc và các giải thưởng đạt được của Tác giả Lưu Quang Vũ

Tác giả Lưu Quang Vũ

Tiểu sử Tác giả Lưu Quang Vũ

      Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch người Việt Nam. Ông sinh tại Phú Thọ nhưng quê ở Đà Nẵng, cha ông là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, mẹ là bà Vũ Thị Khánh, ông có tuổi thơ gắn bó tại quê Phú Thọ cùng bố mẹ. Đến 1954, ông chuyển về Hà Nội sống. Ngay từ khi còn bé ông đã mang trong mình những tài năng thiên bẩm về nghệ thuật.

      Từ năm 1965 đến năm 1970 ông nhập ngũ, phục vụ trong quân chủng Phòng không – không quân. Đây là thời kỳ thơ của Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ

      Từ năm 1970 đến năm 1978 Lưu Quang Vũ làm biên tập viên cho Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch nói với kịch đầu tay Sống mãi tuổi 17 viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ.

      Lưu Quang Vũ kết hôn 2 lần, lần thứ nhất với diễn viên điện ảnh Tố Uyên năm 1969. Hai người li hôn năm 1972. Ông kết hôn lần thứ hai với nữ thi sĩ Xuân Quỳnh năm 1973. Chia sẻ về cuộc hôn nhân đầu tiên, NSƯT Tố Uyên, nữ diễn viên phim "Con chim vành khuyên" cho biết ngay cả khi đã ly hôn, bà vẫn không ngừng yêu Lưu Quang Vũ..

      Con trai ông (với Tố Uyên), Lưu Minh Vũ, hiện đang là một trong những người dẫn chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam. Em gái Lưu Quang Vũ, Lưu Khánh Thơ hiện đang công tác tại tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Văn học của Viện Văn học. Em trai của ông là Lưu Quang Hiệp, từng là hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục Thể thao 1.

      Vào lúc tài năng đang đến thời kỳ nở rộ thì Lưu Quang Vũ bất ngờ bị tai nạn qua đời cùng người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai là Lưu Quỳnh Thơ, sự ra đi của ông khiến cho rất nhiều người nuối tiếc.

      Gia đình:  Lưu Quang Vũ kết hôn 2 lần, lần thứ nhất với diễn viên điện ảnh Tố Uyên năm 1969. Hai người li hôn năm 1972. Ông kết hôn lần thứ hai với nữ thi sĩ Xuân Quỳnh năm 1973. Chia sẻ về cuộc hôn nhân đầu tiên, NSƯT Tố Uyên, nữ diễn viên phim "Con chim vành khuyên" cho biết ngay cả khi đã ly hôn, bà vẫn không ngừng yêu Lưu Quang Vũ.

      Con trai ông (với Tố Uyên), Lưu Minh Vũ, hiện đang là một trong những người dẫn chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam. Em gái Lưu Quang Vũ, Lưu Khánh Thơ hiện đang công tác tại tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Văn học của Viện Văn học. Em trai của ông là Lưu Quang Hiệp, từng là hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục Thể thao 1.


Phong cách sáng tác Lưu Quang Vũ

      Nhắc đến Lưu Quang Vũ là ta lại nhớ đến một nhà soạn kịch tài hoa trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Một tài năng trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật, trong mỗi một lĩnh vực ông đều để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc!

      Thơ ca của Lưu Quang Vũ không chỉ giàu cảm xúc, nỗi niềm trăn trở mà còn rất bay bổng. Sự nghiệp sáng tác của ông vô cùng phong phú ở nhiều thể loại khác nhau như: Truyện ngắn, thơ, kịch,…

      Những tác phẩm của Lưu Quang Vũ bắt đầu nổi lên từ những năm 80, lúc ấy đất nước đang trong giai đoạn chiến tranh, vô cùng khó khăn. Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn trong lòng bạn đọc bởi tính chân thật, nhân văn. Ra đi ở tuổi đời còn trẻ và sự nghiệp đang trên đà đỉnh cao thế nhưng những tác phẩm để lại rất nhiều. 10 năm miệt mài sáng tác của ông đã cho ra gần 50 vở kịch và hầu hết các vở kịch ấy đều được các đoàn kịch lớn dựng lại của nhiều đạo diễn nổi tiếng.

      Vở kịch “Hồn trương ba da hàng thịt” là một tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp cầm bút của ông. Tác phẩm kể về bi kịch cuộc đời của Trương Ba phải sống cuộc đời bên ngoài một nẻo, bên trong một nẻo. Tác phẩm giúp bạn đọc nhận ra được nếu muốn hạnh phúc chúng ta cần phải dung hòa được cả thể xác và tâm hồn.


Tác phẩm nổi bật của nhà thơ

Thơ

+ Hương cây (1968 - in cùng Bằng Việt trong tập Hương cây - Bếp lửa).

+ Mây trắng của đời tôi (1989).

+ Bầy ong trong đêm sâu (1993)

+ Nhiều bài thơ khác chưa được in thành tập.

Kịch

+ Sống mãi tuổi 17

+ Nàng Sita

+ Hẹn ngày trở lại

+ Nếu anh không đốt lửa

+ Hồn Trương Ba da hàng thịt

+ Lời thề thứ 9

+ Khoảnh khắc và vô tận

+ Bệnh sĩ

+ Tôi và chúng ta

+ Người tốt nhà số 5

+ Chiếc Ô Công Lý

+ Ông Không Phải Là Bố Tôi

+ Lời nói dối cuối cùng

+ Mùa hạ cuối cùng

      Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn đáng kể trong lòng công chúng Việt Nam. Tác phẩm ông nổi bật lên từ những năm sau chiến tranh, đặc biệt là những năm 80. Ông đã từng sống những năm tháng tuổi trẻ trong chiến tranh, vào bộ đội chiến đấu và trở về sống trong một thời kỳ khó khăn của nước nhà: thời hậu chiến, kinh tế bao cấp với chồng chất khó khăn, cơ cực. Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của ông. Với tuổi đời còn khá trẻ, 40 tuổi ông đã là tác giả của gần 50 vở kịch và hầu hết các vở kịch của ông đều được các đoàn kịch, chèo gây dựng thành công dưới sự chỉ đạo của nhiều đạo diễn nổi tiếng. Rất nhiều các tác phẩm của ông đã làm sôi động sân khấu Việt nam thời kỳ đó như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9, Bệnh sĩ, Khoảnh khắc và vô tận, Ông không phải bố tôi, Tôi và chúng ta, Tin ở hoa hồng, Nàng Sita, v.v. Vở kịch đầu tay "Sống mãi tuổi 17" được trao tặng Huy chương vàng Hội diễn sân khấu. Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (năm 2000) về nghệ thuật sân khấu.

      Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao. Rất nhiều bài thơ của anh được bạn đọc yêu thích như: Và anh tồn tại, Tiếng Việt, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm sâu.... Anh còn là tác giả của nhiều truyện ngắn mang đậm phong cách riêng.


Nhận định về Lưu Quang Vũ 

      Cảm hứng bi thương về đất nước, nhân dân đã cho Vũ có được những bài thơ hay lay động sâu sắc để lại giá trị lâu dài (Đất nước đàn bầu, Việt Nam ơi, Người cùng tôi, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Sông Hồng, Năm 1954, Khâm Thiên, Hồ sơ mùa hạ 1972…) Mảng thơ này của Vũ biệt ra một cõi, không ai sánh được. Đó là một đỉnh cao của thơ Việt Nam thời chiến và đỉnh đó mang tên Lưu Quang Vũ lẻ loi và chất ngất. – Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

      Tâm nguyện và đích cuối cùng mà Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình là tinh thần công dân trước cuộc sống xã hội, những giá trị đạo đức về hạnh phúc, cách đối nhân xử thế trong cơ chế đầy biến động. Những điều này có giá trị vĩnh cửu. – NSƯT Đào Quang

      Tính dự báo được cấy sâu trong nhiều kịch bản về những đề tài khác nhau, góp phần làm cho kịch Lưu Quang Vũ có sức sống bền lâu. Mỗi lần đọc lại, xem lại, chúng ta đều phát hiện ra những quặng tinh thần mà tác giả gửi gắm. – Nhà phê bình văn học Ngô Thảo

      Không chỉ đóng góp trong đổi mới tư duy nghệ thuật sân khấu, kịch của Lưu Quang Vũ còn đóng góp theo một cách riêng, ấn tượng và hiệu quả nhất định trong sự nghiệp đổi mới đất nước ở một giai đoạn khó khăn.

icon-date
Xuất bản : 18/09/2021 - Cập nhật : 14/08/2023