logo

Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ - Chuyện cổ nước mình trang 102 Ngữ Văn 6 (HCST, tóm tắt, nội dung, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Chuyện cổ nước mình bao gồm Giới thiệu tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, sơ đồ tư duy của tác phẩm Chuyện cổ nước mình - SGK Văn 6 Kết nối tri thức

Tác giả - Tác phẩm: Chuyện cổ nước mình 

I. Đôi nét về tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ

* Tiểu sử 

- Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949.

- Quê gốc : huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

- Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ từng làm phóng viên, biên tập viên văn học, Ủy viên BCH Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên – Huế, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam khóa III, Ủy viên Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam khóa V.

* Tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

- Một số tác phẩm: Trái tim sinh nở (thơ, 1974), Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984), Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989), Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998)...

- Các tác phẩm chính đã xuất bản: Trái tim nỗi nhớ (thơ, in chung với Ý Nhi – 1974), Bài thơ không năm tháng (thơ – 1983), Danh ca của đất (truyện thiếu nhi – 1984), Nơi con và dòng suối (truyện thiếu nhi – 1987), Phần thưởng muôn đời (truyện thiếu nhi – 1987), Hai tuổi em đầy tay (thơ – 1989). 

- Bà được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

- Lâm Thị Mỹ Dạ đã được nhận: Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1973 (bài Khoảng trời hố bom).

- Văn và thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có giọng hồn nhiên, nhân hậu, vui tươi. Có lẽ vì  thế mà các nhân vật trong các truyện viết cho thiếu nhi thường là những em bé ở lứa tuổi non tươi, hay nghịch ngợm và rất hồn nhiên. Dường như Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ra là để làm thơ. Nói là hồn nhiên, nhưng khi cần, thơ của bà cũng nồng nàn bằng cái vẻ rất nữ tính, thể hiện niềm khát khao được vươn tới cái đẹp nhân ái, bao dung.


II. Khái quát tác phẩm Chuyện cổ nước mình 


1. Xuất xứ

- Trích Tuyển tập, 2011.

- Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” sáng tác năm 1979.


2. Thể loại

Thơ lục bát


3. Bố cục

Đoạn 1: Từ đầu đến “phật, tiên độ trì” (Tình cảm của tác giả dành cho truyện cổ).

Đoạn 2: Tiếp theo đến “rặng dừa nghiêng soi” (Truyện cổ là bài học tác giả mang theo bên mình).

Đoạn 3: Tiếp theo đến “ông cha của mình” (Truyện cổ lưu giữ những điều quý giá từ ngàn xưa).

Đoạn 4: Tiếp theo đến “chẳng ra việc gì” (Những bài học từ truyện cổ).

Đoạn 5: Phần còn lại (Lòng biết ơn của tác giả với truyện cổ).

Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ - Chuyện cổ nước mình trang 102 Ngữ Văn 6 (HCST, tóm tắt, nội dung, sơ đồ tư duy)

4. Nội dung chính

Bài thơ nói về tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.


5. Phương thức biểu đạt 

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.


6. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát nhẹ nhàng, đằm thắm, trong trẻo

- Hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo, những liên tưởng thú vị, so sánh sinh động.


III. Sơ đồ tư duy tác phẩm Chuyện cổ nước mình

Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ - Chuyện cổ nước mình trang 102 Ngữ Văn 6 (HCST, tóm tắt, nội dung, sơ đồ tư duy)

IV. Một số mẫu tóm tắt tác phẩm Chuyện cổ nước mình

Mẫu 1

Bài thơ đã mang đến cho mang đến cho người đọc thấy được sự giàu có, phong phú của chuyện cổ dân gian của nước ta. Không chỉ có số lượng lớn, các chuyện cổ ấy còn chứa đựng nhiều bài học quý báu về các giá trị đạo đức tốt đẹp cùng kinh nghiệm sống: tình yêu nước, lòng dũng cảm. tương thân tương ái,... Đồng thời, qua đó, ông cha ta muốn nhắn nhủ tới thế hệ sau những lời dạy thấm thía.

Mẫu 2

Bài thơ "Chuyện cổ nước mình" giống như một bài tổng kết tất cả những câu chuyện cổ xưa của nước ta. Đọc từng câu thơ, ta lại thấy hiện ra những truyện cổ tích quen thuộc. Qua đó, tác giả cũng cho thấy sự đồ sộ, phong phú của chuyện cổ Việt Nam. Từng câu chuyện đều chứa đựng bài học quý báu mà cha ông tích lũy và truyền tải ngàn đời nay. Đó là tấm lòng yêu thương, sống nhân ái, ở hiền gặp lành. Đó còn là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Mẫu 3

Bài thơ "Chuyện cổ nước mình" của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã ca ngợi sự phong phú trong kho tàng chuyện cổ nước ta. Những câu chuyện ấy chứa đựng biết bao bài học quý giá về bồi dưỡng đạo đức con người: ở hiền gặp lành, sống nhân hậu,... Nhờ có các chuyện cổ ấy, ông cha ta còn gửi gắm kinh nghiệm sống, lời dạy về phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc.


V. Câu hỏi vận dụng kiến thức

Câu hỏi: Qua bài thơ, em nhận ra bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng đến những câu chuyện đó.

Lời giải:

- Ở hiền thì lại gặp hiền: Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt…

- Thị thơm thì giấu người thơm: Tấm Cám

- Đẽo cày theo ý người ta: Đẽo cày giữa đường.

- Đậm đà cái tích trầu cau/Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người: Sự tích trầu cau.

Câu hỏi: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết dấu hiệu giúp em nhận biết ra thể thơ đó.

Lời giải:

- Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.

- Dấu hiệu: Các câu thơ 6 chữ - 8 chữ nối tiếp tạo thành một bài thơ.

Câu hỏi: Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Lời giải:

Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên.

Tình cảm yêu mến dành cho câu chuyện cổ nước mình, cùng với đó là niềm tự hào khi chuyện cổ giúp con người hiểu rõ hơn về thế hệ trước.

Câu hỏi:

Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau

Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì.

Lời giải:

Truyện cổ chứa đựng những bài học nhân văn sâu sắc, gửi gắm lời dặn dò của ông cha để thế hệ mai sau trở nên tốt đẹp hơn.

Câu hỏi: Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp của tình người?

Lời giải:

- Tình yêu thương bao la giữa con người: Thương người rồi mới thương ta/Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm.

- Khát vọng cuộc sống công bằng: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức)

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Chuyện cổ nước mình trong bộ SGK Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 15/10/2022 - Cập nhật : 15/10/2022