logo

Sự thực bào là gì?

Câu hỏi: Sự thực bào là gì?

Lời giải:

- Sự thực bào là hoạt động bảo vệ cơ thể của bạch cầu khi các sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể. Thực bào là hiện tượng bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn trong tế bào rồi tiêu hóa chúng.

[CHUẨN NHẤT] Sự thực bào là gì?

 

Cùng Top lời giải xem và tìm hiểu thêm nhé!


I. Vai trò đại thực bào trong cơ thể

Đại thực bào có vai trò quan trọng đối với cơ thể trong miễn dịch tự nhiên, miễn dịch đặc hiệu và vai trò sinh lý bệnh:

- Vai trò trong miễn dịch tự nhiên: Đại thực bào được hoạt hóa khi các tác nhân gây bệnh xuất hiện và phóng thích cytokine bao gồm Interleukin-1,6,8,12 và yếu tố hoại tử khối u α.

- Vai trò trong miễn dịch đặc hiệu: Đại thực bào tiến hành bắt giữ và tiêu hóa các tác nhân gây bệnh, sau đó trình diện kháng nguyên và sản xuất các kháng thể đặc hiệu.

- Vai trò sinh lý bệnh của đại thực bào: Gây ra một số bệnh lý do miễn dịch như hội chứng đáp ứng viêm hệ thống, nhiễm trùng huyết..., đại thực bào có thể trở thành ổ chứa của virus gây bệnh.


II. Quá trình thực bào

1. Giai đoạn tiếp cận và bám

BC đa nhân có thể nhận biết và dính các VK hoặc vật lạ theo 2 cách hay thông qua hiện tượng opsonin hóa.

 - Dính trực tiếp: Do ái lực lý, hóa, giữa 2 bề mặt. Hiện tượng này cho phép thực bào các tiểu phần trơ hoặc tác nhân nhiễm khuẩn do tiếp xúc lần đầu.

 - Opsonin hóa: Là hiện tượng các Ig bổ thể hoặc thành phần huyết thanh không đặc hiệu bao bọc tác nhân gây viêm. Opsonin hóa là biện pháp chủ yếu để BC đa nhân nhận biết và dính các tác nhân gây viêm. Hiện tượng opsonin hóa gồm opsonin hóa đặc hiệu hoặc opsonin hóa không đặc hiệu.

- Khi phân tử IgG gắn với kháng nguyên, đoạn Fc của IgG bị bộc lộ sẽ gắn đặc hiệu với thụ thể của Fc trên màng bạch cầu.

 - Phân số C3b cũng có thụ thể dính đặc hiệu trên màng bạch cầu.

2. Giai đoạn nuốt và lùi

Sau khi đã tiếp xúc và gắn với đại thực bào, các dị vật hoặc KN đã opsonin hóa bị đại thực bào nuốt bằng cách hình thành giả túc bao lấy dị vật rồi vùi hay nhấn chìm chúng trong một hốc gọi là hốc thực bào.

Phagosome liên kết với lyzosom để hình thành lyzosom thứ cấp gọi là phagolyzosom. Các enzyme thủy phân axit trong lyzosom để vào hốc và quá trình tiêu hóa bắt đầu.

3. Giai đoạn tiêu hóa

Sau khi hình thành phagolyzosom, lyzosom sẽ đổ các enzyme của nó vào các hốc chứa dị vật. Các enzyme lyzosom rất phong phú, có tới 60 loại enzyme.

Các enzyme tác động vào protein và peptide: catepsin, collagenaza, elastaza, photphataza, yếu tố hoạt hóa plasminogen, yếu tố hoạt hóa kininogen.

Kết quả: Hiện tượng thực bào phân hủy thành các sản phẩm hòa tan có trọng lượng phân tử thấp phân tán tự do trong tế bào rồi tiêu đi.


III. Hệ Miễn dịch

Hệ miễn dịch của mỗi người là khác nhau, nhưng theo nguyên tắc chung, hệ miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn khi trưởng thành, đến thời điểm này khi chúng ta đã tiếp xúc với nhiều mầm bệnh và phát triển khả năng miễn dịch nhiều hơn.

Chính vì vậy thanh thiếu niên và người lớn có xu hướng bị bệnh ít hơn trẻ em.

Khi một kháng thể đã được tạo ra, một bản sao vẫn còn trong cơ thể để nếu cùng một kháng nguyên xuất hiện trở lại, nó có thể được xử lý nhanh hơn.

Đó là lý do tại sao với một số bệnh, chẳng hạn như thủy đậu, bạn chỉ bị nhiễm một lần vì cơ thể có một kháng thể thủy đậu được lưu trữ, sẵn sàng và chờ đợi để tiêu diệt nếu bệnh lại xâm nhập. Điều này được gọi là miễn dịch.

- Miễn dịch bẩm sinh

Tất cả chúng ta được sinh ra với một số mức độ miễn dịch đối với những bệnh bên ngoài. Hệ miễn dịch của con người, tương tự như của nhiều loài động vật, sẽ tấn công những mầm bệnh từ bên ngoài. Miễn dịch bẩm sinh này bao gồm các rào cản bên ngoài của cơ thể chúng ta - tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh - chẳng hạn như da và màng nhầy của cổ họng và ruột.

Nếu mầm bệnh tìm cách né tránh hệ miễn dịch bẩm sinh, khả năng miễn dịch thích ứng hoặc thụ động sẽ xảy ra.

- Miễn dịch chủ động

Khi chúng ta tiếp xúc với bệnh tật hoặc được tiêm vắc-xin, chúng ta xây dựng một thư viện kháng thể với các mầm bệnh khác nhau. Điều này đôi khi được gọi là bộ nhớ miễn dịch vì hệ miễn dịch của chúng ta nhớ những mầm bệnh trước đó.

- Miễn dịch thụ động

Loại miễn dịch này được “mượn” từ một nguồn khác, nhưng không kéo dài vô tận. Ví dụ, em bé nhận được kháng thể từ người mẹ qua nhau thai trước khi sinh và trong sữa mẹ sau khi sinh. Miễn dịch thụ động này bảo vệ em bé khỏi một số bệnh nhiễm trùng trong những năm đầu đời.

icon-date
Xuất bản : 11/11/2021 - Cập nhật : 11/11/2021